Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khuyến cáo mới sử dụng vắc-xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung

HPV (human papilloma virus) là loại virut gây u nhú ở người rất dễ lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn; là nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà; ung thư cổ tử cung (CTC)… Do đó, để dự phòng các bệnh do HPV gây ra, cách tốt nhất là tiêm vắc-xin phòng HPV.

Khuyến cáo mới sử dụng vắc-xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung

 

Vắc-xin HPV đã được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006

Kể từ khi được cấp phép sử dụng lần đầu tiên năm 2006, đến nay vắc-xin HPV đã có nhiều bước phát triển. Đầu tiên, các loại vắc-xin HPV tứ giá (gardasil phòng ngừa HPV týp 6, 11, 16, 18) và vắc-xin HPV nhị giá (cervarix phòng ngừa HPV týp 16, 18) từ khi ra đời cho đến nay đã lần lượt được mở rộng phạm vi sử dụng. Không chỉ giúp bảo vệ cho phụ nữ khỏi ung thư cổ tử cung mà còn giúp bảo vệ các bệnh lý khác do HPV gây ra (ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng…). Đối tượng tiêm phòng cũng được mở rộng sang cả nam giới.

Một bước phát triển lớn nữa, đó là vắc-xin HPV giúp phòng ngừa 9 týp HPV (cửu giá) có tên là gardasil 9 đã được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn lưu hành vào tháng 12/2014 để phòng ngừa các týp HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58. Cả ba loại vắc-xin đều được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016 chỉ còn gardasil 9 là đang được phân phối tại đây.

Theo khuyến cáo, ba loại vắc-xin được sử dụng theo liệu trình 3 liều vào các thời điểm 0, 1 hoặc 2 tháng và 6 tháng sau liều đầu. Đến tháng 10/2016, sau khi có kết quả nghiên cứu từ một thử nghiệm lâm sàng lớn, đa trung tâm, FDA đã cấp phép cho gardasil 9 được sử dụng theo liệu trình 2 liều ở các bé gái và cả bé trai trong độ tuổi từ 9-14. Những bước phát triển mới này đưa đến nhiều thay đổi trong các khuyến cáo hiện hành.

Vắc-xin HPV được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006.

Vắc-xin HPV được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006.

Khuyến cáo khi tiêm HPV

Ủy ban Cố vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo khi sử dụng vắc-xin HPV như sau:

Độ tuổi tiêm ngừa: ACIP khuyến cáo tiêm ngừa thường quy cho trẻ em cả hai giới ở tuổi 11 hay 12, có thể bắt đầu tiêm ngừa khi trẻ lên 9 tuổi.

Nữ giới có thể kéo dài thời gian tiêm ngừa đến hết 26 tuổi và với nam giới là hết 21 tuổi nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ trước đó. Nam giới tuổi từ 22-26 vẫn có thể tiêm ngừa (tùy trường hợp).

Liệu trình phù hợp: Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa trước khi đủ 15 tuổi, ACIP khuyến cáo tiêm 2 liều. Với liều thứ hai cách liều đầu tiên từ 6-12 tháng (liệu trình 0, 6-12).

Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa sau 15 tuổi, ACIP khuyến cáo tiêm 3 liều. Với liệu trình 0, 1-2 và 6 tháng như các khuyến cáo trước đây.

Tiêu chuẩn tiêm ngừa đầy đủ: Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa trước khi đủ 15 tuổi với vắc-xin HPV cửu giá, tứ giá hoặc nhị giá và đã tiêm 2 liều (theo liệu trình 0, 6-12) hoặc đã tiêm 3 liều (theo liệu trình 0, 1-2, 6) của bất kỳ loại vắc-xin HPV nào đều được coi là đã tiêm ngừa đầy đủ.

Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa sau 15 tuổi với vắc-xin HPV cửu giá, tứ giá hoặc nhị giá và đã tiêm 3 liều (theo liệu trình 0, 1-2,6) của bất kỳ loại vắc-xin HPV nào đều được coi là đã tiêm ngừa đầy đủ.

Vắc-xin HPV cửu giá có thể sử dụng thay thế các loại vắc-xin tứ giá và nhị giá để tiếp tục và hoàn thành đầy đủ liệu trình tiêm ngừa.

Các trường hợp đã tiêm ngừa đầy đủ bằng vắc-xin HPV tứ giá hoặc nhị giá không có khuyến cáo tiêm ngừa bổ sung vắc-xin HPV cửu giá.

Trường hợp liệu trình bị gián đoạn: Không cần khởi động lại từ đầu khi liệu trình bị gián đoạn. Số liều phải tiêm còn lại dựa vào liệu trình khuyến cáo theo độ tuổi lúc bắt đầu tiêm ngừa.

Đối với các nhóm dân số đặc biệt: Trẻ em có tiền sử bị lạm dụng hoặc bạo hành tình dục: khuyến cáo bắt đầu tiêm ngừa vắc-xin HPV thường quy từ lúc lên 9 tuổi.

Nam giới có quan hệ đồng giới: Khuyến cáo tiêm ngừa vắc-xin HPV thường quy như với nam giới nói chung và có thể kéo dài đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ trước đó.

Đối tượng chuyển giới: Khuyến cáo tiêm ngừa thường quy và có thể đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ trước đó.

Đối với điều kiện y khoa đặc biệt: ACIP khuyến cáo tiêm ngừa đủ 3 liều vắc-xin HPV (theo liệu trình 0, 1-2, 6) cho tất cả phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 9 - 26 có tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc mắc phải với đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hay miễn dịch dịch thể kém như trong trường hợp thiếu kháng thể tế bào lympho B, khiếm khuyết một phần hay toàn phần tế bào lympho T, nhiễm HIV, có khối u tân sinh ác tính, ghép tạng, mắc bệnh tự miễn hay đang điều trị phác đồ ức chế miễn dịch.

Chống chỉ định và thận trọng: Không có thay đổi về chống chỉ định và những trường hợp cần thận trọng, bao gồm liên quan đến thai kỳ trong khuyến cáo lần này so với trước đây.

Tất cả những trường hợp xảy ra tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa đều nên được báo cáo đầy đủ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những hiểu lầm và sự thật về vacxin HPV

BS. Bùi Quang Trung - Theo Sức khỏe & Đời sống/Gardasil
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm