Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khoảng cách lý tưởng để sinh con là bao lâu?

Có nhiều hơn 1 con đồng nghĩa với việc tính kiên nhẫn, sự linh hoạt của bạn phải tăng lên rất nhiều. Việc sinh dày hay sinh thưa đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên, lựa chọn lại tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân và hoàn cảnh gia đình.

Một số gia đình thích sinh các con gần nhau để sự vất vả chỉ diễn ra trong một vài năm. Một số gia đình khác lại thích sinh thưa hơn để có cơ hội hưởng thụ cuộc sống cũng như chăm sóc con được tốt hơn. Ngoài sở thích và mong muốn, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định sinh con, bao gồm khả năng tài chính, mối quan hệ giữa cha mẹ và các mối quan tâm về khả năng sinh sản.

Các nguy cơ

Một trong số những yếu tố được quan tâm nhất khi quyết định mang thai thêm một lần nữa đó là vấn đề an toàn. Rất nhiều bác sĩ khuyên rằng nên có khoảng cách nhất định giữa những lần mang thai và sinh con.

Theo một nghiên cứu năm 2018, nếu khoảng cách giữa 2 con là dưới 12 tháng, nguy cơ ốm, tử vong và sinh non sẽ tăng lên. Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng, các yếu tố như tuổi của mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong kết quả đầu ra. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu gợi ý rằng khoảng cách lý tưởng giữa 2 lần mang thai là 18 tháng, dao động từ 12-24 tháng.

Nếu lần sinh trước là sinh mổ, và khoảng cách với lần sinh sau quá gần sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng sẹo mổ, ví dụ như nứt sẹo mổ hoặc vỡ tử cung trong lần sinh tiếp theo. Ngoài ra, nguy cơ gặp phải các biến chứng về bánh rau cũng cao hơn, ví dụ như vỡ bánh rau nếu 2 lần sinh quá gần nhau. Ngoài các biến chứng về mang thai và sinh con, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần nhau cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ sẽ có ít thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục từ những vấn đề về sức khoẻ mà lần sinh trước đem lại, ví dụ như:

  • Tăng cân
  • Giảm dự trữ vitamin và khoáng chất
  • Thay đổi cảm xúc
  • Yêu cầu về mặt thể chất để chăm sóc em bé.

Ý kiến từ phía các chuyên gia.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sinh thêm con khi nào. Tuổi của mẹ, tình trạng sức khoẻ của cả 2 bố mẹ, tiềm lực tài chính, các vấn đề về giáo dục và xã hội là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẽ sinh thêm con.

Không có câu trả lời cụ thể về khoảng cách lý tưởng giữa 2 lần sinh. Theo các kinh nghiệm lâm sàng, nếu 2 trẻ cách nhau từ 1-1.5 năm thì cha mẹ chúng ban đầu sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề căng thẳng. Quyết định như thế nào tuỳ thuộc ở mỗi gia đình. Tuy nhiên, với những trẻ cách nhau từ 6 tuổi trở lên, các chuyên gia quan sát thấy có sự khác biệt về mối quan hệ giữa 2 trẻ, so với những trẻ sinh sát nhau.

Ý kiến từ phía các bậc phụ huynh

Với nhiều phụ huynh, khoảng cách lý tưởng giữa 2 trẻ là 3 năm. Với khoảng cách này, nhiều người cho rằng 2 trẻ vẫn có phần nào đó gần gũi với nhau và vẫn có thể làm bạn với nhau sau khi lớn lên. Ngoài ra, sau 3 năm, trẻ đẻ trước đã trưởng thành và có sự độc lập nhất định trước khi có em. Trẻ 3 tuổi đã có thể biết đi vệ sinh vào bô, có thể ngủ riêng với cha mẹ và có thể tự mặc quần áo. Những kỹ năng này của em bé lớn sẽ trở thành một điều vô cùng quan trọng khi bạn bắt đầu có thêm em bé nữa. Với nhiều gia đình, đây cũng là khoảng cách phù hợp.

Sau khoảng 1 năm sinh em bé đầu tiên, sẽ có nhiều người hỏi bạn khi nào sinh thêm đứa nữa và điều này khiến bạn căng thẳng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn bắt buộc phải sinh thêm con bởi những em bé là con một trong nhà vẫn lớn lên rất vui vẻ và hạnh phúc.

Ngược lại, một số gia đình lựa chọn khoảng cách là 2 năm. Với khoảng cách này, 2 trẻ có thể chơi với nhau. Điều này đối với trẻ mà nói, không chỉ khiến trẻ cảm thấy vui mà em bé nhỏ còn có thể học hỏi em bé lớn để trưởng thành hơn trong khi em bé lớn lại có thể “mua vui” cho em bé nhỏ. Trong những năm đầu, việc nuôi một em bé sơ sinh và một em bé đang tập đi sẽ khiến bạn gặp một chút khó khăn, nhưng mọi thứ sẽ nhanh chóng đi vào khuôn khổ và trở nên dễ dàng hơn khi em bé nhỏ được 2 tuổi.

Lợi ích của việc sinh 2 trẻ gần nhau:

  • Một khi bạn đã trải qua được các giai đoạn khó khăn (ăn dặm, luyện ngồi bô), nghĩa là bạn đã xong nhiệm vụ
  • Bạn có thể tiết kiệm được việc mua sắm đồ đạc (xe nôi, xe đẩy, cũi…)
  • Trẻ sẽ không nhớ nhiều về phần ký ức khi chưa có em
  • Trẻ có thể chơi rất vui cùng với nhau
  • Việc chăm sóc và nuôi dậy trẻ khi trẻ bắt đầu đi học có thể sẽ đơn giản hơn một chút

Nhược điểm của việc sinh dày:

  • Nguy cơ biến chứng khi mang thai và sinh con
  • Đôi khi sẽ cần nhiều tiên để đầu tư vào các món đồ chơi, đồ dùng của trẻ (sữa, tã bỉm, chi phí tiêm chủng)
  • Yêu cầu chăm sóc sẽ rất cao, đôi khi bạn sẽ phải cùng cho 2 trẻ ăn, cùng ngủ một lúc.

Lợi ích của việc sinh thưa

  • Trẻ lớn hơn có thể giúp bạn trong việc chăm sóc em bé
  • Bạn sẽ có thời gian trải nghiệm và chăm sóc riêng từng trẻ
  • Bạn sẽ có nhiều thời gian thư giãn hơn sau lần sinh đầu
  • Trẻ lớn đôi khi sẽ “bận bịu” với những thú vui riêng của mình, và từ đó bạn sẽ có nhiều thời gian cho em bé nhỏ hơn

Nhược điểm:

  • Không tái sử dụng được các vật dụng sơ sinh
  • Có khoảng cách về quan hệ giữa 2 trẻ
  • Bạn sẽ cảm thấy phải bắt đầu lại mọi thứ từ đầu

Kết luận

Việc lựa chọn khoảng cách giữa 2 lần sinh là như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào bạn và hoàn cảnh từng gia đình. Bạn nên cân nhắc đến tát cả các yếu tố để có được cho gia đình mình kế hoạch hoàn hảo nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quan hệ tình dục sau khi mổ đẻ

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm