Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kháng kháng sinh ở trẻ em có liên quan đến tiền sử dùng thuốc

Các vi khuẩn kháng thuốc có thể tồn tại tới tận 6 tháng sau khi điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ em bằng kháng sinh

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The BMJ, tỷ lệ kháng kháng sinh ở trẻ em bị nhiễm trùng tiết niệu là khá cao và có thể khiến một số kháng sinh đầu tay trong việc điều trị các bệnh này trở nên vô hiệu.

Vi khuẩn kháng thuốc là một tình trạng vô cùng nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Trên toàn thế giới, trẻ em là những đối tượng khá thường xuyên phải sử dụng kháng sinh. Chính thói quen sử dụng thuốc này đã khiến tình trạng kháng thuốc trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là những bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có quá ít người hiểu được sự nghiêm trọng của hiện tượng kháng kháng sinh ở trẻ em và các yếu tố nguy cơ làm gia tăng hiện tượng này.

Do vậy, một nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Bristol và Imperial College London (Anh) đã tiến hành khảo sát các nghiên cứu về sự phổ biến của tình trạng kháng kháng sinh đối với bệnh viêm đường tiết niệu gây ra bởi vi khuẩn E.coli – một chủng vi khuẩn gây ra tới trên 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Nhóm cũng thực hiện việc đánh giá mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh trước đây và hiện tượng kháng thuốc về sau trên cùng một đối tượng trẻ em.

Tổng cộng các nhà khoa học đã khảo sát kết quả của 58 nghiên cứu quan sát ở 26 quốc gia trên hơn 77,000 đối tượng bị nhiễm E.coli. Mặc dù nghiên cứu quan sát không chỉ ra được mối quan hệ nhân quả nhưng việc thực hiện một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis)trên các nghiên cứu quan sát này sẽ giúp kết nối các bằng chứng lại với nhau để đưa ra được kết luận cuối cùng.

Kết quả cho thấy tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu là rất cao đối với một số loại kháng sinh được kê phổ biến như những loại thuốc đầu tay trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em do vi khuẩn E.coli.

Các kết quả được phân loại theo tình hình kinh tế của từng quốc gia nghiên cứu (thuộc nhóm OECD là tổ chức hợp tác phát triển kinh tế bao gồm hầu hết các quốc gia có thu nhập cao hoặc không thuộc nhóm OECD) bởi các kháng sinh được sử dụng khá khác nhau ở từng khu vực.

Trong các quốc gia thuộc khối OECD, một nửa trong số các đối tượng nghiên cứu bị kháng với ampicillin (amoxicillin), 1/3 bị kháng với co-trimoxazole và 1/4 kháng với trimethoprim. Tuy nhiên, tỷ lệ kháng thuốc cao hơn đáng kể trong số các quốc gia không thuộc khối OECD.

Trưởng nhóm nghiên cứu Ashley Bryce tại trung tâm chăm sóc ban đầu thuộc đại học Bristol nhấn mạnh rằng tỷ lệ kháng đối với một số kháng sinh được kê đầu tay trong điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em do vi khuẩn E.coli là rất cao, nhất là tại các nước không thuộc OECD là những khu vực mà việc mua kháng sinh bừa bãi không theo đơn của bác sỹ là vô cùng phổ biến.

Tiến sỹ Céire Costelloe thuộc Imperial College London cũng chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kháng sinh bừa bãi trước kia đã làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn E.coli tới tận 6 tháng sau điều trị.

Trong một bài xã luận đi kèm, giáo sư Grant Russel tại đại học Monash ở Australia đã miêu tả việc bằng cách nào nghiên cứu tổng hợp này đã tập hợp được các nghiên cứu, báo cáo đơn lẻ để kêu gọi một hành động kịp thời đối với vấn đề đang hiện hữu này: sự cần thiết phải xem lại hướng tiếp cận và điều trị cho đối tượng trẻ em bị nhiễm trùng tiết niệu có sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc về sau.

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm