Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khám sức khỏe thường không thay thế tầm soát ung thư

Nhiều người trong chúng ta hiểu lầm rằng thường xuyên khám sức khỏe định kỳ nghĩa là đã yên tâm mình không bị ung thư. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, khám sức khỏe thông thường không thể thay thế tầm soát ung thư.

Sự khác nhau giữa khám sức khỏe thông thường và tầm soát ung thư

Khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm các xét nghiệm như: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tim đồ, khám mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, da liễu, vv… nhằm phát hiện các vấn đề về sức khỏe như các bệnh lý về máu, đánh giá chức năng thận, hệ tiết niệu, mỡ máu, tổn thương về cơ tim, rối loạn nhịp tim, vv…. Các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm 1 lần.

Một số xét nghiệm trong khám sức khỏe thông thường.

Khám tầm soát ung thư thường bao gồm các xét nghiệm đặc biệt, nhằm tìm kiếm những dấu hiệu của ung thư, thường bao gồm: các xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u, xét nghiệm mẫu mô, nước tiểu, xét nghiệm tìm máu trong phân, vv… các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT, siêu âm vú, chụp Mammography tuyến vú, nội soi dạ dày, đại tràng, vv…, các xét nghiệm khác như xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap), xét nghiệm tìm máu trong phân, vv…

Bác sĩ sẽ kiểm tra về các dấu hiệu chung về sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như khối u hoặc dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Ngoài ra, tiền sử bệnh gia đình hoặc cá nhân, các phương pháp điều trị đã từng thực hiện cũng là những yếu tố cần xem xét trước khi chỉ định các xét nghiệm tầm soát ung thư.

Một số xét nghiệm trong tầm soát ung thư dành cho nữ.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Khai – bác sĩ chuyên khoa II, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc, khám sức khỏe thông thường không thể thay thế việc tầm soát ung thư định kỳ. Những người có nguy cơ trung bình đối với ung thư thì từ 40 tuổi trở lên nên khám tầm soát ung thư sớm 6 tháng – 1 năm 1 lần. Những người có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn (chẳng hạn như gia đình có tiền sử mắc ung thư, người hút thuốc lá, uống rượu nhiều, vv…) thì nên tầm soát ung thư sớm hơn. Tốt nhất vẫn nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ.

Tầm soát ung thư: phát hiện sớm ung thư khi chưa có dấu hiệu

Ung thư thường không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu, vì vậy chúng ta gần như không thể phát hiện sớm nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Khám tầm soát ung thư là thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm phát hiện ra mầm mống ung thư, hoặc khi khối u còn rất nhỏ, khuyến khích thực hiện ở những người chưa có dấu hiệu, vì khi người bệnh có dấu hiệu, thường là khi ung thư đã lây lan sang các mô lân cận, và cơ hội điều trị không còn tốt như giai đoạn đầu.

Tỷ lệ tử vong do ung thư ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, vv… những năm gần đây đã giảm, nhất là ở các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, vv… do nhận thức về tầm soát ung thư của người dân đã tăng lên.

Các bệnh ung thư nhất định cần tầm soát

Hiện nay, có nhiều chương trình sàng lọc hiệu quả cho một số bệnh ung thư thường gặp nhất. Những người có nguy cơ trung bình đối với các bệnh ung thư được khuyến khích nên thường xuyên sàng lọc các bệnh sau đây:

Ung thư vú: Phụ nữ 40 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm 1 lần. Phụ nữ có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư vú có thể cần tầm soát sớm hơn.

Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 -29 nên làm xét nghiệm Pap định kỳ 1 năm 1 lần; Phụ nữ từ 30 – 65 nên kết hợp xét nghiệm Pap và HPV định kỳ. Phụ nữ trên 65 tuổi có các xét nghiệm trước bình thường thì có thể dừng.

Ung thư đại trực tràng: Nam, nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có các yếu tố nguy cơ khác nên tầm soát sớm hơn.  Một số xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư đại trực tràng, bao gồm nội soi, soi đại tràng sigma, xét ​​nghiệm máu trong phân, vv….

Ung thư phổi: chụp CT liều thấp có thể giúp phát hiện sớm ung thư phổi, đặc biệt cần thiết với những người hút thuốc lá trong nhiều năm.

Ung thư tuyến tiền liệt: Nam giới từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Hiện nay có xét nghiệm PSA giúp phát hiện sớm bệnh.

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm