Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ðiều trị khỏi viêm gan virut C - Cơ hội cho tất cả người bệnh

Nhiễm virut viêm gan C có thể dẫn tới tử vong do tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Ở Việt Nam, đến nay, ước tính số người nhiễm virut viêm gan C cao gấp 4 - 5 lần số người nhiễm HIV.

Ðiều trị khỏi viêm gan virut C - Cơ hội cho tất cả người bệnh

Tình hình nhiễm virut viêm gan C

Trên thế giới mỗi năm có  khoảng 1,75 triệu ca nhiễm mới virut viêm gan C. Ước tính vào năm 2015, toàn thế giới có 71 triệu người nhiễm virut viêm gan C. Đông Nam Á là một trong những khu vực có số người nhiễm virut viêm gan C cao thứ hai trên thế giới. Tính đến năm 2017, Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm virut viêm gan C. Theo báo cáo ước tính gánh nặng bệnh tật do viêm gan virut C do Bộ Y tế thực hiện, đến năm 2030, tỷ lệ nhiễm mới virut viêm gan C tại Việt Nam sẽ giảm, nhưng tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư gan và xơ gan tăng lên.

Làm thế nào để biết về tình trạng nhiễm virut viêm gan C?

Chỉ làm xét nghiệm máu mới phát hiện được nhiễm virut viêm gan C.

Những người sau đây nên xét nghiệm máu để phát hiện nhiễm virut viêm gan C (anti-HCV):

Người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có can thiệp xâm nhập tại các cơ sở y tế mà công tác kiểm soát nhiễm khuẩn chưa thực hiện tốt.

Ðiều trị khỏi viêm gan virut C - Cơ hội cho tất cả người bệnh

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tại Trung tâm y tế Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Người thực hiện các thủ thuật xăm trổ tại các cơ sở chưa thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Người có hành vi nguy cơ cao như sử dụng ma túy, nam quan hệ đồng tính,  nhiều bạn tình... Người nhiễm HIV. Thành viên trong gia đình, bạn tình của người nhiễm virut viêm gan C. Phụ nữ có thai, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virut viêm gan C. Người nghi viêm gan bao gồm cả trẻ em (biểu hiện viêm gan trên lâm sàng, men gan tăng...). Người bệnh lọc máu hoặc chạy thận chu kỳ, người cho máu hoặc hiến tạng. Nhân viên y tế. Bất cứ ai cần/mong muốn xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan C.

Bệnh viêm gan virut C có điều trị khỏi được không?

Hiện nay, bệnh viêm gan virut C có thể điều trị khỏi bằng các thuốc điều trị viêm gan C mới gọi là thuốc kháng virut trực tiếp (DAA). Các thuốc DAA mới như  sofosbuvir, daclatasvir, sofosbuvir/ledipasvir, sofosbuvir/velpatasvir, grazoprevir/elbasvir… hiện nay đã có tại Việt Nam. Các thuốc này được sử dụng điều trị cho người bệnh với thời gian điều trị ngắn trong 12 tuần hoặc 24 tuần nếu có xơ gan. Thuốc được sử dụng bằng đường uống, ít tác dụng phụ, hiệu quả điều trị cao đến 95- 98%. Hiện nay, chi phí điều trị còn cao so với khả năng chi trả của người bệnh. Thuốc chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên nhiều người bệnh chưa có cơ hội được điều trị.

Để hỗ trợ người bệnh viêm gan virut C được điều trị khỏi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phối hợp với Sáng kiến Tiếp cận Y tế Clinton (CHAI) đã triển khai dự án hỗ trợ điều trị tại 8 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Dự án được triển khai tại Hà Nội (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Trung tâm Y tế Nam Từ Liêm),  Nam Định (Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định) và Hải Dương (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương) từ tháng 7/2017. Từ tháng 8/2018, dự án tiếp tục mở rộng tại các tỉnh Thái Nguyên (Bệnh viện Trung ương Thái nguyên), Quảng Ninh (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh), Nghệ An (Bệnh viện đa khoa Hữu nghị Nghệ An) và Cần Thơ (Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ). Mục tiêu của dự án hỗ trợ điều trị cho trên 2.000 người bệnh viêm gan virut C và thực hiện dự án thí điểm mô hình phân cấp điều trị từ tuyến Trung ương đến tuyến tỉnh và tuyến huyện.

Người bệnh tham gia chương trình sẽ được nhận thuốc daclatasvir 30mg và 60mg (Daklinza) miễn phí và được mua thuốc sofosbuvir 400mg với giá ưu đãi (giảm 40%). Với việc cung cấp miễn phí thuốc daclatasvir hàm lượng 60mg và 30mg là phương án tối ưu đối với người bệnh đồng nhiễm viêm gan C/HIV đang điều trị phác đồ ARV có thuốc efavirenz. Đối với những người bệnh này phải sử dụng thuốc daclatasvir 90mg để đảm bảo hiệu quả điều trị viêm gan virut C.

Tiêu chuẩn khi tham gia dự án

Tất cả người bệnh viêm gan virut C có kết quả xét nghiệm anti-HCV dương tính được tham gia dự án. Nếu xét nghiệm HCV RNA dương tính sẽ được điều trị bằng thuốc DAA theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan virut C của Bộ Y tế.

Chi phí của người bệnh khi tham gia dự án

Chi phí mua thuốc điều trị: khoảng 15 triệu đồng cho 12 tuần điều trị.

Chi phí xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi điều trị: Người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoặc tự chi trả.

Quy trình tham gia dự án điều trị

Người bệnh đến các cơ sở y tế nêu trên có kết quả xét nghiệm anti-HCV dương tính sẽ được tư vấn và xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm virut viêm gan C bẳng xét nghiệm HCV RNA hoặc HCV Ag. Nếu kết quả xét nghiệm HCV RNA hoặc HCV Ag dương tính thì người bệnh được khẳng định viêm gan virut C mạn tính và cần điều trị ngay.

Người bệnh được tư vấn, khám, làm các xét nghiệm cần thiết khác và được phân loại giai đoạn xơ hóa gan, đánh giá xơ gan… Ngoài ra, người bệnh còn được đánh giá các bệnh kèm theo và các thuốc đang điều trị khác. Nhiều  thuốc điều trị viêm gan virut C có thể có tương tác với các thuốc khác mà người bệnh có thể đang sử dụng như thuốc chống lao rifampicine, các thuốc điều trị HIV... Việc tương tác thuốc này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và xảy ra các biến cố bất lợi không mong muốn.

Người bệnh điều trị viêm gan virut C sẽ được tư vấn, lập hồ sơ bệnh án, thăm khám, theo dõi định kỳ, nhận thuốc hàng tháng theo quy định của dự án. Để giảm bớt chi phí liên quan đến xét nghiệm, tất cả người bệnh tham gia dự án được khuyến khích và hỗ trợ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế/chuyển bảo hiểm từ cơ sở đăng ký ban đầu đến các cơ sở điều trị viêm gan virut C tại dự án. Người bệnh hoặc những người quan tâm có thể tìm kiếm thêm thông tin tại trang web: https://dieutriviemgan.vn/

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kiểm soát phản ứng phụ khi điều trị viêm gan C

TS.BS. Cao Thị Thanh Thủy - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm