Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hồi phục sau đột quỵ

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng não bị tổn thương thì không có khả năng hồi phục. Nhưng đến nay quan điểm này đã thay đổi, vùng não bị tổn thương có khả năng hồi phục và thích ứng. Điều quan trọng là quá trình này có thể được đẩy nhanh hơn nhờ sự quyết tâm của bạn và sự can thiệp của các chuyên gia y tế.

Hồi phục sau đột quỵ


Tổng hợp những thông tin bạn cần biết về hồi phục sau đột quỵ

Điều gì xảy ra sau khi bị đột quỵ?

Đột quỵ ảnh hưởng đến bệnh nhân theo nhiều mức độ khác nhau. Có bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Ngược lại, có những bệnh nhân lại bị di chứng về thần kinh như là liệt nửa người hay là bị cấm khẩu. 

Dưới đây là một số những biểu hiện do đột quỵ gây ra:

- Khả năng nói: Bệnh nhân đột quy đôi khi mất khả năng nói hoặc hiểu lời nói. Thuật ngữ y học trong trường hợp này gọi là thất ngôn. Một số bệnh nhân khác chỉ nói được ú ớ. Y học gọi là loạn vận ngôn

- Khả năng vận động và di chuyển: Bệnh nhân đột quỵ có khi bị yếu hoặc liệt nửa người bên trái hoặc bên phải. Liệt cơ có thể ở vùng mặt, tay và chân. Trường hợp này y học gọi là hội chứng liệt nửa người. Một số bệnh nhân khác lại có rối loạn dáng đi hoặc thăng bằng. Thêm vào, họ mất khả năng vận động có chủ đích, có kiểm soát, thậm chí cả khi đột quỵ không gây liệt hoặc mất cảm giác. Y học gọi là mất dùng động tác. 

- Mất cảm giác: Bệnh nhân đột quỵ có khi bị mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ nửa người một bên.

- Vấn đề ăn và nuốt: Bệnh nhân đột quỵ đôi khi có vấn đề về nuốt như khó nuốt hay bị ho sặc khi nuốt. Y học gọi là chứng khó nuốt. Bệnh nhân bị chứng này thì rất dễ bị thức ăn vào phổi, gây viêm phổi do hít. Khi đó, chỉ định đặt ống thông dạ dày cho bệnh nhân là hợp lý nhất.

- Vấn đề về khả năng suy nghĩ và tương tác với mọi người xung quanh: Bệnh nhân đột quy đôi khi bị lú lẫn cấp hoặc mất khả năng tập trung. Họ cũng có thể bị thay đổi những thói quen hàng ngày, điều này dễ gây chú ý với những người trong gia đình họ. Đôi khi họ có những cảm xúc không phù hợp. Họ có thể buồn hoặc tức giận vô cớ.

- Trầm cảm: Bệnh nhân đột quỵ có khi bị trầm cảm. Điều này làm cho đột quỵ hồi phục chậm hơn. Do đó, điều trị trầm cảm sau đột quỵ là rất quan trọng.

- Vấn đề tiểu tiện: Bệnh nhân đột quỵ có thể mất kiểm soát tiểu tiện hoặc rò nước tiểu. Y học gọi là tiểu không tự chủ. Rối loạn này thường đỡ dần theo thời gian.

Điều gì xảy ra trong giai đoạn hồi phục của bệnh nhân đột quỵ?

Trong thời gian hồi phục, bệnh nhân cố gắng luyện tập để phục hồi một số khả năng đã mất. Thậm chí cả vùng não bị tổn thương do đột quỵ cũng có khả năng tái tạo cả về giải phẫu lẫn chức năng.

Bệnh nhân mất khả năng nói có thể học nói nhờ giúp đỡ của các nhà ngôn ngữ liệu pháp hoặc ít nhất là cũng có thể phục hồi một phần để có khả năng duy trì giao tiếp tối thiểu. Tương tự, bệnh nhân không có khả năng di chuyển, đi lại thì nhờ các kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể giúp đi lại được. 

Các nhà ngôn ngữ liệu pháp, kỹ thuật viên vật lý trị liệu….là các chuyên gia trong lĩnh vực phục hồi chức năng. Nếu bạn bị đột quỵ, thì những chuyên gia này có thể giúp bạn:

- Giúp bạn phục hồi một số khả năng đã mất ví dụ: ngôn ngữ, khả năng nuốt…

- Đưa ra cho bạn những lời khuyên giúp bạn đối phó với những vấn đề do đột quỵ gây ra. Ví dụ như để giải quyết vấn đề trầm cảm sau đột quỵ thì ngoài dùng thuốc điều trị trầm cảm thì các chuyên gia về tâm thần có thể sử dụng phối hợp với lý liệu pháp…

Những yếu tố nào tiên lượng khả năng hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ?

 

Đột quỵ có hồi phục hoàn toàn hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Kích thước tổn thương to hay nhỏ

- Vị trí vùng tổn thương như thế nào

- Tuổi của bạn già hay trẻ (Nếu trẻ thì có xu hương hồi phục tốt hơn)

- Bạn có bị các bệnh lý kèm theo như là suy tim, loạn nhịp hoàn toàn hoặc ung thư… hay không

- Tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào trước khi bị đột quỵ

- Khi đột quỵ xảy ra bạn có được điều trị sớm hay không

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng não bị tổn thương thì không có khả năng hồi phục. Nhưng đến nay quan điểm này đã thay đổi, vùng não bị tổn thương có khả năng hồi phục và thích ứng. Điều quan trọng là quá trình này có thể được đẩy nhanh hơn nhờ sự quyết tâm của bạn và sự can thiệp của các chuyên gia y tế. 

Tham khảo thêm thông tin về bài viết: Các bước để cứu sống bệnh nhân đột quỵ

 

TS. BS. Mai Duy Tôn - Theo Bác sỹ nội trú
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm