Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh quyết định sự phát triển trí não ở trẻ

Khi hấp thu các chất dinh dưỡng, trẻ sẽ được phát triển tốt về mặt thể chất, trí não và có khả năng chống đỡ với bệnh tật.

Rối loạn tiêu hóa - vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ

GS.TS. Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam đã cho biết điều này tại buổi tọa đàm với chủ đề: Tiêu hóa dễ dàng giúp cho trẻ phát triển trí não tốt hơn do MeadJohnson Nutrition Việt Nam vừa tổ chức tại TP.HCM.

'Theo một nghiên cứu vừa khảo sát trên 1.000 bà mẹ có con nhỏ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi ở 4 thành phố lớn tại Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM và Cần Thơ thì có đến hơn 93% trẻ gặp phải triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi do hệ tiêu hóa còn non yếu. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh mổ và sinh non.

Với tỉ lệ sinh mổ ngày càng gia tăng ở Việt Nam, rối loạn hệ tiêu hóa nhẹ có thể trở thành một vấn đề thường gặp đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đa số các bà mẹ vẫn chưa nhận thức rõ tác động của những rối loạn tiêu hóa nhẹ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ', GS.TS. Nguyễn Công Khanh cho biết.

Giải thích thêm về vấn đề này, ThS.BS. Đào Thị Yến Phi, chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng - an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho rằng: 'Dinh dưỡng hợp lý trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt là 2 năm đầu tiên có tầm ảnh hưởng quan trọng và lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Tiêu hóa kém khiến trẻ nhỏ bị hạn chế khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng như: DHA, ARA… từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não toàn diện.

Trong điều kiện hoàn hảo, bé sẽ tiêu hóa hết 100% các dưỡng chất cần thiết từ thức ăn. Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, men tiêu hóa giúp tiêu hóa đạm sữa chỉ mới hoạt động 25% và men tiêu hóa lactose chỉ mới có 70%. Điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều lượng đường lactose và đạm sữa cần thiết cho sự phát triển của bé không được tiêu hóa hết và chuyển thẳng đến ruột già, nơi có chứa nhiều vi khuẩn sống. Đây chính là nguyên nhân gây ra những vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ'.

Theo ThS.BS. Yến Phi, hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả cũng gây ra tình trạng khóc dạ đề ở trẻ, đặc biệt là tình trạng thiếu men tiêu hóa giúp cắt nhỏ thức ăn. Khi men tiêu hóa thiếu dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hóa và ứ đọng trong lòng ống tiêu hóa. Hệ lụy của điều này gây lo lắng thường trực cho các mẹ, khi chúng ảnh hưởng không ít tới quá trình học hỏi và phát triển toàn diện của bé yêu.

Có đến 93% trẻ từ 3 - 5 tuổi gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa

Dinh dưỡng phù hợp để loại bỏ các triệu chứng 'oái oăm'

Bởi vì chính những triệu chứng 'oái oăm' này sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu không yên. Do đó, cần có giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của trẻ. Các chuyên gia đã có những lời khuyên thiết thực cho các bà mẹ như sau: Để bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ luôn cần giữ vệ sinh cho bé, rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc, cho trẻ bú và sau khi thay tã vệ sinh cho trẻ. Các dụng cụ dùng cho trẻ như: thìa, cốc, bình sữa,… phải được nấu sôi trong nước sạch 10 phút để tiệt trùng.

Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt. 3 ngày sau khi sinh, mức độ vi khuẩn đường ruột của trẻ sẽ phát triển cao, trong đó có nhiều vi khuẩn gây hại. Trong khi đó, sữa mẹ chứa các lợi khuẩn như Bifidus, B. lactis aerogenes, B. acidofilus và các loại men beta lactoza,… rất tốt cho sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột có lợi và ức chế Ecoli, một lọai vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng sơ sinh chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 80% các trường hợp.

'Khi trẻ hấp thu được các chất dinh dưỡng nhờ có hệ tiếu hóa tốt, tất nhiên trẻ sẽ được phát triển tốt về mặt thể chất, nhất là về mặt trí não và đồng thời có khả năng chống đỡ với bệnh tật', GS.TS. Nguyễn Công Khanh chia sẻ.

Cùng quan điểm đó, ThS.BS. Yến Phi cũng cho rằng: 'Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi là giai đoạn cha mẹ có thể tác động giúp cho trí não của trẻ được phát triển tốt nhờ vào các chất dinh dưỡng phù hợp. Do đó giai đoạn này là giai đoạn rất quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm'.

Do vậy, đối với người mẹ cho con bú nên ăn nhiều cá nhất là các loại cá biển, ăn các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu…). Nếu bà mẹ thường xuyên ăn cá, dầu thực vật thì nguồn DHA và ARA trong sữa cao giúp cho sự phát triển thị lực và trí não của trẻ.Trong giai đoạn quan trọng của 2 năm đầu đời, thời kỳ ăn dặm (từ 7 tháng - 3 tuổi): Trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp chất đạm, chất sắt, qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, ăn muối, nước mắm có bổ sung iốt.

Các axít béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín, uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, Iod, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác. Tóm lại, ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhất về mọi mặt.

Bên cạnh đó, để tăng khả năng hấp thu cho bé, mẹ cần lưu ý lựa chọn loại sữa cho bé phù hợp. Với trẻ có hệ tiêu hóa nhạy cảm mẹ nên chọn dòng sữa có chứa thành phần đạm phù hợp, gần giống với sữa mẹ (tỉ lệ whey: casein là 60:40) cùng với hàm lượng lactose được loại bớt vừa đủ giúp cơ thể trẻ hấp thu hiệu quả hơn. Đặc biệt, sữa công thức có thành phần đạm thủy phân một phần có tác dụng giúp cho bé tiêu hóa dễ dàng, hấp thu tốt hơn. Mẹ cũng không nên thay đổi thức ăn hoặc sữa của bé đột ngột vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt rất khó hấp thu thức ăn mới.

Nhất Lang - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm