Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hãy giữ cho bàng quang của bạn luôn khỏe mạnh - Phần 2

Bằng việc thực hiện một vài biện pháp sau, bạn có thể giữ cho bàng quang của mình luôn khỏe mạnh.

Thận trọng khi sử dụng thuốc

Có ít nhất khoảng 300 loại thuốc khác nhau, từ các loại thuốc lợi tiểu cho tới các thuốc opioid, có thể gây ra vấn đề về tiểu tiện hoặc làm nặng thêm các vấn đề về tiểu tiện sẵn có. Tuy nhiên, để điều trị các tình trạng bệnh khác, bạn buộc vẫn sẽ phải dùng các loại thuốc này. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu có thể thay thế loại thuốc nào có tác dụng tương tự nhưng sẽ tốt cho bàng quang của bạn hơn không.

Tránh mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra một đợt bệnh tiểu tiện không tự chủ tạm thời, bởi vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào bàng quang và làm yếu cơ ở niệu đạo. Với đa số mọi người, một đợt bệnh viêm đường tiết niệu thường sẽ không gây ra tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Tuy nhiên, nếu bạn nhạy cảm với tình trạng này, thì một đợt bệnh viêm đường tiết niệu sẽ khiến bạn trải qua một vài thay đổi nhất định trong việc tiểu tiện.

Để làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu, hãy đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Uống nước ép nam việt quất để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là khi bạn nhận thấy những triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều loại nước này bởi thành phần axit có trong nước ép nam việt quất có thể sẽ làm tình trạng tiểu tiện không tự chủ nặng hơn.

Cân nhắc đến lợi ích và nguy cơ của một số phương pháp điều trị bệnh

Ở nam giới, tuyến tiền liệt nằm ngay phía dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Vì đa số nam giới lớn tuổi sẽ mắc phải tình trạng phì đại tiền liệt tuyến nên điều này cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp lên chức năng bàng quang và tiết niệu. Nhưng may mắn là, có rất nhiều phương pháp có thể giúp điều trị tình trạng phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới.

Tiểu tiện không tự chủ được coi là một phản ứng phụ của việc điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, có một số biện pháp điều trị sẽ ít gây tiểu tiện không tự chủ hơn so với các biện pháp khác và người bệnh vẫn có thể kiểm soát được việc tiểu tiện của mình. Do vậy, bạn nên trao đổi với bác sỹ để tìm ra phương pháp điều trị tiền liệt tuyến thích hợp nhất và ít gây tổn thương đến bàng quang và niệu đạo nhất. Ngoài ra, nam giới đã gặp phải các vấn đề về tiền liệt tuyến cũng có thể luyện tập bài tập Kegel để bảo tồn sức mạnh của cơ vùng đáy chậu.

Tránh tình trạng táo bón

Giữ hoạt động của đường ruột luôn trơn tru bằng cách ăn nhiều chất xơ và trái cây có thể cũng sẽ giúp ích cho “người hàng xóm” là bàng quang. Đại tràng nặng nề, chứa đầy chất thải cũng sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang và khiến bạn sẽ đi tiểu nhiều lần hơn.

Cân nhắc đến các lựa chọn về sinh nở

Sinh thường là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ, tuy nhiên, cũng có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ tiểu tiện không tự chủ của bạn. Có một số nghiên cứu cố gắng chứng minh rằng, sinh mổ sẽ gây ra ít vấn đề về tiểu tiện hơn, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có được kết luận cuối cùng. Việc sử dụng forcep trong khi sinh có thể dẫn đến tổn thương toàn bộ khu vực đáy chậu. Ngoài ra, phụ nữ sinh nhiều con cũng sẽ có nguy cơ mắc phải các vấn đề về tiểu tiện cao hơn.

Nguy cơ chỉ bị loại trừ khi phụ nữ đã mãn kinh. Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng, việc sử dụng giác hút chân không và cắt tầng sinh môn khi sinh cũng nên hạn chế để bảo vệ các cơ vùng đáy chậu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiểu tiện không tự chủ

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Health
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm