Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giảm đau khi bị giãn tĩnh mạch chân tại nhà bằng cách nào?

Khoảng 20% người trưởng thành bị giãn tĩnh mạch tại một số thời điểm. Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh đi lại khó khăn, ngứa, hoặc, thậm chí đau đớn. Khi bị giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau ngay tại nhà để giảm triệu chứng nhanh chóng.

Giãn tĩnh mạch chân còn được gọi là suy tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch hay suy van tĩnh mạch. Trong tĩnh mạch có thành tĩnh mạch và van ở trong lòng mạch. Nếu một trong hai hoặc cả hai bị suy, giãn thì sẽ hình thành nên bệnh lý với triệu chứng như thâm tím chân, nặng nề, nhức mỏi, tê bì, chuột rút… và tĩnh mạch sẽ nổi rõ trên da chân.

Khi bị giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có hướng điều trị phù hợp kết hợp với lối sống, sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát tình trạng, ngăn ngừa biến chứng và giảm triệu chứng khó chịu nhanh chóng. 

Tập thể dục

Tập luyện thường xuyên giúp giảm bớt triệu chứng giãn tĩnh mạch và phòng ngừa nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân. Cụ thể, tập thể dục giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông tốt hơn, giảm triệu chứng đau, ngứa, nặng nề ở đôi chân. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp – một yếu tố gây ra bệnh giãn tĩnh mạch.

Đi bộ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức chân

Các bài tập tốt cho bệnh giãn tĩnh mạch chân là bài tập chịu tác động thấp, giúp cơ bắp chân hoạt động mà không bị căng quá mức. Các bài tập hiệu quả với tác động thấp như:

- Bơi lội

- Đi bộ

- Đạp xe

- Yoga

Chế độ ăn uống

Theo nghiên cứu, thực phẩm chứa nhiều kali giúp ngăn ngừa tích nước trong cơ thể, từ đó làm giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch hiệu quả. Thực phẩm giàu kali như: hạnh nhân, đậu lăng, khoai tây, rau xanh, cá hồi, cá ngừ…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống. Bởi, tình trạng táo bón sẽ làm tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm các loại hạt, cây họ đậu, yến mạch, lúa mì, hạt lanh, ngũ cốc.

Thực phẩm giàu kali ngăn chặn giữ nước trong cơ thể

Ngoài ra, thực phẩm có chứa nhiều flavonoid cũng có thể cải thiện lưu thông máu, hạ huyết áp, thư giãn mạch máu. Từ đó giúp giảm đau và cảm giác nặng nề ở chân do giãn tĩnh mạch hiệu quả.Thực phẩm chứa flavonoid như: rau (hành, ớt chuông, rau bina, bông cải xanh), trái cây (nho, anh đào, táo, việt quất), ca cao, tỏi…

Đồng thời, bạn nên tránh các thực phẩm nhiều muối và natri để hạn chế giữ nước trong cơ thể.

Chọn trang phục thoải mái

Khi bạn mặc quần áo bó sát sẽ khiến việc tuần hoàn máu ở bắp chân trở nên kém hiệu quả, máu ứ đọng ở chân làm giãn tĩnh mạch và khiến cho cơn đau, cảm giác nặng nề ở chân xuất hiện. 

Do đó, bạn nên thường xuyên chọn quần áo rộng, đi giày đế bằng thay vì cao gót giúp giảm cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch chân hiệu quả.

Nâng cao chân

Kê cao chân khi ngủ giúp máu lưu thông đến não tốt hơn

Theo chuyên gia, khi nghỉ ngơi hay ngủ, bạn nên nâng chân lên khoảng 30 độ. Điều này giúp giảm áp lực trong tĩnh mạch ở chân và cải thiện khả năng bơm máu trở lại tim, giảm triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra.

Thường xuyên di chuyển

Nếu bạn phải ngồi làm việc trong thời gian dài, hãy cố gắng thường xuyên đứng dậy và di chuyển xung quanh vị trí ngồi, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Đặc biệt, bạn cần tránh ngồi bắt chéo hai chân, vì điều này sẽ làm hạn chế lưu lượng máu di chuyển đến chân và bàn chân.

Ngâm chân

Trong bệnh suy giãn tĩnh mạch, nóng sẽ làm tĩnh mạch suy giãn nhiều hơn và có xu hướng làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. Do đó, bạn nên ngâm chân với nước làm để làm mạch co lại, giảm bớt các khó chịu.

Khi ngâm chân, bạn nên ngâm từ phía dưới mắt cá chân trở xuống với nước lạnh khoảng 10 độ C, khoảng 10 phút. Nếu đau nhiều, có thể chườm bằng túi nước đá.

Sử dụng thảo dược

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), sử dụng chiết xuất hạt nho (Vitis vinifera) qua đường uống giúp giảm sưng ở chi dưới và các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch mạn tính.

Tuy nhiên, người bệnh đang dùng thuốc kê đơn làm loãng máu nên tránh dùng chiết xuất hạt nho vì nó có thể tương tác với thuốc.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Phương thuốc “tự nhiên” giúp chữa giãn tĩnh mạch chân

 

Phạm Quỳnh H+ (Theo Medicalnewstoday) - Theo Healthplus
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm