Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Estrogen giúp gì cho phụ nữ?

Estrogen là một nội tiết tố chính và rất quan trọng trong cơ thể nữ giới. Được sản xuất chủ yếu bởi buồng trứng, ngoài ra tuyến thượng thận cũng sẽ sản xuất một lượng nhỏ.

Mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng không phải chị em nào cũng nắm được vai trò của estrogen với nữ giới ra sao.

Estrogen trong phát triển giới tính

Estrogen đóng vai trò phát triển giới tính và cơ quan sinh dục cho phái nữ. Nó cũng giúp hình thành những đặc tính của phụ nữ như: giọng nói thanh hơn, vai nhỏ, ngực nở, làn da mịn màng… Nhờ đó, phụ nữ sẽ có dáng dấp mềm mại, nở nang đầy nữ tính với ba vòng rõ rệt cân đối.

Ở độ tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động và sản xuất estrogen nên lúc đó tử cung, buồng trứng, âm đạo cùng bộ phận sinh dục ngoài phát triển (mọc lông mu, tạo nhu cầu tình dục, bầu vú phát triển to và chắc). Niêm mạc âm đạo tạo ra nhiều glycogen giúp cho môi trường âm đạo có pH acid để chống lại viêm nhiễm.

Một vai trò của estrogen khác nữa, đó là giúp cho niêm mạc tử cung phát triển, đồng thời phối hợp với một loại nội tiết tố khác là progessteron tạo nên chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, giúp tạo ham muốn, khoái cảm và duy trì khả năng tình dục.

Nội tiết tố này cũng đóng vai trò quyết định sự thụ thai và góp phần nuôi dưỡng thai nhi nhờ giúp phát triển các nang trứng, kích thích rụng trứng, giúp tạo nhu động để vòi trứng đón lấy trứng dễ dàng và thụ thai. Estrogen sẽ tạo môi trường thuận lợi để tinh trùng sống khỏe, di chuyển và thụ tinh một cách thuận lợi.

estrogen-giup-gi-cho-phu-nu-1

Giúp cơ thể nữ giới khỏe và đẹp

Estrogen giúp bảo vệ tim mạch do: điều hòa vận chuyển ion Ca vào tế bào, ngăn xơ vữa động mạch do ngăn quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu, ngăn cản bệnh xơ vữa dộng mạch; làm giãn rộng mạch vành, làm tăng lưu lượng động mạch vành, chống tăng huyết áp. Estrogen cũng giúp ngăn chặn loãng xương do giúp gằn kết Ca vào khung xương đồng thời lưu giữ Ca trong xương, góp phần chống tiêu xương và mất xương.

Hơn nữa estrogen còn có vai trò giữ nước trong cơ thể và mỡ dưới da nên da dẻ phụ nữ mềm mỏng, hồng hào.

Cơ thể sẽ ra sao khi thiếu estrogen?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt oestrogen ở nữ giới. Điển hình nhất là sau khi mãn kinh do nang trứng giảm tiết oestrogen. Hoặc các trường hợp mắc bệnh phải cắt bỏ buồng trứng như bệnh u nang buồng trứng; người bị hội trứng turner; tuyến yên suy yếu làm giảm tiết FSH, giảm tiết estrogen (do vai trò của FSH là kích thích sự phát triển và trưởng thành của nang trứng, tiết estrogen)... Thực tế, từ sau tuổi 35, cơ thể người phụ nữ đã bắt đầu có sự suy giảm estrogen.

Thiếu estrogen sẽ giảm chức năng cơ quan sinh dục nữ như: hẹp âm đạo, khô, dễ viêm nhiễm và giảm ham muốn tình dục. Giảm hấp thu canxi vào xương nên thời gian lâu dài sẽ gây loãng xương, thoái hóa khớp, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý phụ nữ dễ gây căng thẳng và cáu gắt. Do giảm lớp mô mỡ dưới da khiến da trở nên nhăn nheo, mau lão hóa, xuất hiện nám, tàn nhang, tóc khô giòn, dễ gãy... Lúc này, người phụ nữ trở nên “xấu” cả vẻ bề ngoài và tính nết.

Khi nào cần bổ sung estrogen?

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng vai trò của estrogen với nữ giới vô cùng quan trọng. Cho nên, để ngăn ngừa tình trạng lão hóa xảy ra sớm, cần luôn kiểm soát và điều chỉnh cân bằng nội tiết tố này trong cơ thể.

Tuy nhiên, cơ thể con người là một cỗ máy tuyệt vời, có cơ chế điểu hòa, tự cân bằng, bảo vệ. Khi mãn kinh, buồng trứng không tiết ra estrogen nữa, nhưng tuyến thượng thận lại tiết ra androstenedion, các mô mỡ và một số tổ chức khác của cơ thể chuyển hóa thành estrogen để duy trì chức năng của người phụ nữ. Chính vì vậy, muốn bổ sung lượng estrogen thiếu hụt, trước hết, bạn cần xác định được nồng độ estrogen trong cơ thể của mình là bao nhiêu? Để xác định nồng độ này, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm nội tiết tố cho bạn...

Nồng độ estrogen bình thường của phụ nữ dao động từ 50pg/ml - 400 pg/ml. Nếu nồng độ estrogen của bạn dưới ngưỡng 100 pg/ml bạn mới thấy những biểu hiện rối loạn, lúc đó các bác sĩ mới có chỉ định sử dụng estrogen bổ sung cho bạn.

Để tăng cường estrogen một cách tự nhiên, bạn cần có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý. Tuy nhiên cần lưu ý là tập thể thao quá nặng cũng có thể làm giảm nồng độ estrogen. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung dinh dưỡng toàn diện và hợp lý như tránh ăn những thức ăn nhiều ngọt và béo, nên ăn các loại thịt nạc, thực phẩm ít béo và nhiều chất xơ và giàu vitamin C như: kiwi, cà chua, cam, quýt, đào, bưởi, chuối, măng tây, súp lơ, ngô, đậu… hay các thức ăn giàu carotene như ớt, cải xoăn, rau bina, cà rốt, củ cải đường, rau bồ công anh, củ cải, bắp cải, bí đỏ. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: gan, thịt bò, cá ngừ, yến mạch, thịt gà tây, chuối, khoai tây, bơ. Các loại thực phẩm có chứa các chất tương tự estrogen của cơ thể phụ nữ như các sản phẩm từ đậu nành… Đây đều là những thực phẩm giúp tăng estrogen trong cơ thể một cách tự nhiên....

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thảo dược và thực phẩm chức năng cho tuổi mãn kinh

DS. Bùi Ngọc Lan Hương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm