Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đừng biến con thành trẻ hư bởi những sai lầm của cha mẹ

Cha mẹ chỉ nhìn vào hậu quả và muốn trẻ phải theo ý mình bằng sự tức giận, đánh hoặc la mắng. Bạn nên định hướng trẻ vào một quy trình giúp con hiểu và lựa chọn để không làm sai.

Đừng biến con thành trẻ hư bởi những sai lầm của cha mẹ

- Im ngay, cấm khóc, cấm chạy giỡn! Hiểu không? Có hiểu không?

Người mẹ nắm tay đứa bé kéo lê trên sàn về chỗ ngồi, nạt nộ. Đứa trẻ tròn mắt, uất ức và không hợp tác với mẹ. Bà mẹ ép con ngồi vào bàn, buộc nín khóc bằng bàn tay vung lên cao, sẵn sàng tát vào mặt trẻ nếu một âm thanh chống lại nữa xuất hiện. Tình huống này xảy ra khi cậu bé đùa giỡn quanh khu vực sân khấu và va vào chậu hoa gần đó trong một đám cưới. 

Người mẹ quay sang nói với bạn ngồi kế bên: “Nó rất hư, suốt ngày chạy và quậy khắp nơi. Biết vậy thà sinh ra quả trứng, đập ăn cho rồi". 

Bạn định nghĩa thế nào là trẻ "hư"?

Câu chuyện trên là một tình huống có thật. Tôi chắc chắn không ít những tình huống tương tự ở một không gian khác và cách ứng xử khác, có thể mang tính bạo lực hơn. Bây giờ, chúng ta cùng nhau xem diễn biến tâm lý của các bé như thế nào?

- Trạng thái 1: Trẻ đang cảm thấy phấn khích và vui vẻ.

- Trạng thái 2: Trẻ cảm thấy ngạc nhiên khi va vào chậu hoa và sự ngạc nhiên sẽ lớn hơn khi mẹ chạy từ xa tới đánh bất ngờ hoặc la mắng, kéo thật mạnh.

- Trạng thái 3: Trẻ chuyển sang sợ hãi và uất ức vì hành động của mẹ.

- Trạng thái 4: Trẻ không hiểu tại sao phải ngồi ở đây, rất ghét bạn và không hợp tác. 

- Trạng thái 5: Trẻ không hợp tác với bạn vì không hiểu lý do nói trẻ “hư”. Bạn đổ hết tội lỗi cho trẻ và biện minh về hành động la mắng nơi đông người. 

Dung bien con thanh tre hu boi nhung sai lam cua cha me hinh anh 1

Trẻ thường trải qua 5 giai đoạn diễn biến tâm lý khi bị la mắng. Ảnh: B17.ru

 

Trẻ từ trạng thái vui vẻ, ngạc nhiên đến sợ hãi và uất ức, kết thúc bằng cảm giác bị gắn ép cho tội danh “hư”. Thực tế, trẻ chưa hiểu lý do. Đó một chuỗi các cảm xúc ngắn hạn, buộc trẻ chấp nhận các cảm xúc này. Cách hành xử này của bạn chỉ làm trẻ vẫn tái phạm lại (với trẻ nhỏ) hoặc càng xa lánh bạn hơn (với trẻ lớn), không thể chịu ngồi và lắng nghe cha mẹ.

Sai lầm của cha mẹ

Cha mẹ đôi khi chỉ nhìn vào hậu quả và mong muốn trẻ phải theo ý mình bằng sự tức giận và sử dụng công cụ của sự tức giận (đánh hoặc la mắng). Tuy nhiên, cha mẹ ít khi nhìn nhận và hướng trẻ vào một quy trình giúp con hiểu và lựa chọn để không làm sai.

Trẻ dưới 5 tuổi không hiểu như thế nào là sai và đúng, lý do bị đánh, la mắng theo kiểu "hổ báo" của cha mẹ. Trẻ trải qua trạng thái 1 đến 5 mà “không có bài học” nào được dạy.

Trẻ từ 5-10 tuổi có thể hiểu định nghĩa đúng, sai. Tuy nhiên, khi bạn hành xử thô bạo không giúp trẻ hiểu đúng hay sai, làm trẻ trải qua trạng thái 3 và 4 khắc sâu hơn. Trẻ càng bướng bỉnh và khó bảo.

Trẻ tuổi trong giai đoạn dậy thì đến 18 tuổi: Trẻ có thể hiểu sai và đúng nhưng sự độc lập sẽ làm con muốn tự do. Mức phản kháng của trẻ lớn hơn và có xu hướng tìm sự bình yên ở bạn bè. Sau khi trải qua trạng thái 3, trẻ có cảm giác sợ hãi ở nơi bạn, tìm sự cảm thông nơi bạn bè. Con sẽ càng xa lánh bạn và khó có thể chia sẻ với bạn. Nếu cao trào diễn ra ở trạng thái 4 và 5, trẻ sẽ tự tìm bức phá,  tuổi “nổi loạn” có thể thêm “dầu vào lửa”.

Roald Dahl, nhà văn vĩ đại người Anh, với những tác phẩm lớn dành cho trẻ con từng chia sẻ: “Trẻ có thể hư, nhưng không phải lỗi của các bé mà chính do lỗi của bạn, chính cha mẹ chúng ta".

Dung bien con thanh tre hu boi nhung sai lam cua cha me hinh anh 2

Cha mẹ đôi khi chỉ nhìn vào hậu quả và mong muốn trẻ phải theo ý mình bằng sự tức giận và sử dụng công cụ của sự tức giận (đánh hoặc la mắng).  Ảnh: Sohu

Cha mẹ nên hành xử như thế nào?

Trẻ dưới 5 tuổi:

Trẻ cần được cầm tay chỉ dẫn và nói điều gì sẽ xảy ra. Trẻ học từ những trải nghiệm này. Trở lại ví dụ ở tình huống trên, ngay từ bắt đầu, bạn nên cho trẻ biết lễ cưới sẽ diễn ra như thế nào? Có ai? Tại sao trẻ mặc đồ đẹp khi đến đây? Tại sao trẻ không được đùa giỡn?,... Nhiều cha mẹ chỉ chú tâm la mắng nhưng không cho trẻ biết trước những điều này.

Trẻ 5-10 tuổi:

Trẻ cần hiểu những rõ điều đúng và sai. Cha mẹ nên cho trẻ biết hậu quả khi làm sai, lựa chọn và dạy chịu trách nhiệm. Ví dụ ở tình huống trên, mẹ nên cho trẻ biết điều gì sẽ đến và những mong đợi nào trẻ cần có ở một lễ cưới trang nghiêm. Do đó, khi trẻ có ương bướng trong lễ cưới, bạn chỉ cần ngưng hành động của trẻ, dẫn ra ngoài và nhắc về trách nhiệm trẻ cần có.

Trẻ trong độ tuổi dậy thì:

Cha mẹ đừng áp đặt suy nghĩ của bạn vào suy nghĩ và hành động của trẻ, dùng bạo lực sẽ làm trạng thái 3, 4, 5 khắc sâu hơn. Kỹ năng cần có là luôn cho trẻ thời gian và không gian để suy nghĩ, tự quyết định với lý do hợp lý và tự chịu trách nhiệm.

Bạn cũng cần lựa chọn vai trò của mình là làm cha mẹ hay làm bạn với con trong giai đoạn này. Tôi tin làm bạn sẽ giúp bạn hiểu con hơn. Có rất nhiều vấn đề xảy ra ở độ tuổi này, đặc biệt liên quan đến giới tính hoặc tình cảm học đường, cha mẹ nên nhớ đừng khởi đầu nó bằng trạng thái tâm lý thứ 2. Nếu làm vậy bạn sẽ khởi động một chuỗi tâm lý phía sau. Khi gặp vấn đề, bạn hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện của bạn liên quan đến vấn đề đó, gợi mở và định hướng cách giải quyết. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ông bố cũng bị trầm cảm sau khi có con

Bác sĩ Anh Nguyễn - Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm sàng Anh Quốc, Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcester - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm