Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dự phòng chó cắn ở trẻ em - Phần 2

Trên thực tế, có hơn một nửa vụ chó cắn xảy ra với trẻ em và phần lớn trong số đó là trẻ em dưới 14 tuổi. Các bậc cha mẹ cần làm những gì để hạn chế trẻ bị chó cắn?

Chơi với một chú chó hoặc một con thú cưng giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Thay vì việc ngăn cấm trẻ chơi với chó, hãy dạy trẻ hiểu thêm về những hành động, tập quán chủ yếu của loài chó, những quy tắc an toàn, để giúp trẻ và chó có thể chơi cùng nhau an toàn hơn.

Nếu bạn đang nuôi một chú chó, hãy chú ý những điều quan trọng dưới đây

Trách nhiệm ngăn chó cắn phụ thuộc khá nhiều vào người chủ sở hữu. Trước khi mua chó, hãy nói chuyện với chuyên gia (như bác sĩ thú y hoặc người nuôi thú cưng) để tham khảo loại hoặc giống chó nào phù hợp nhất với gia đình bạn. Hỏi những câu hỏi về tính tình và sức khỏe của con chó. Một con chó với tiền sử gây hấn không phù hợp với gia đình có trẻ em.

Nếu gia đình bạn có một con chó, hãy tiêm phòng đầy đủ cho chó theo lịch của thú y. Nếu có điều kiện, hãy đưa chó nhà bạn tới trường huấn luyện để khiến nó hòa đồng, vâng lời và ít cắn người khác hơn.

Khi bạn đưa chó ra nơi công cộng, luôn luôn giữ dây xích để bạn có thể kiểm soát đề phòng thái độ của con chó thay đổi. Nếu bạn có con, giám sát kĩ khi con chó đang ở cạnh con bạn và không bao giờ để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ở một mình với chó của bạn.

Dù đó là con chó nhà bạn đang nuôi, nhưng khi bạn có trẻ con trong gia đình, hãy dạy cho bé những điều KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC LÀM được làm khi ở cạnh chó:
  • Không bao giờ ôm xiết con chó quá chặt hoặc vứt chúng, ngã vào hoặc nhảy lên người chúng.
  • Không bao giờ dồn hoặc đẩy con chó vào một góc.
  • Không bao giờ trêu chọc hoặc kéo đuôi hoặc kéo tai của con chó.
  • Không bao giờ quấy rầy con chó khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang chăm con của chúng.
  • Không bao giờ lấy đồ chơi hoặc cục xương từ con chó hoặc giành giật bất cứ đồ vật gì với chó.
  • Không bao giờ cho chó ăn bằng ngón tay hoặc nắm giữ đồ ăn của chó trong lòng bàn tay.

Nếu bé nhà bạn bị chó cắn

Nếu bé nhà bạn bị chó cắn hãy gọi ngay cho bác sĩ, đặc biết nếu con chó đó không phải của bạn nuôi. Hãy tuân theo khuyến cáo của bác sỹ để điều trị tình trạng chó cắn của trẻ. Trường hợp vết cắn gây tôn thương

quá nặng hoặc chảy máu nhiều, hoặc ở vùng đầu, mặt, cổ thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức

Một số vết chó cắn cần được điều trị cấp cứu. Lực cắn của con chó có thể dẫn đến một vết rạn (gãy xương). Một số vết chó cắn rất nhỏ ở trên da nhưng có thể gây tổn thương tới cơ, xương, thần kinh và gân. Một số vết chó cắn có thể gây chảy máu nghiêm trọng và phải khâu hoặc băng cầm máu. Tuy nhiên, không phải tất cả vết cắn (rách) do chó cắn đều phải khâu lại bởi vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ quyết định vết rách nào nên được khâu lại.

Nguy cơ mắc bệnh dại và các loại nhiễm trùng khác từ chó có thể xảy ra và cần được điều trị ngay lập tức. Luôn hỏi ý kiến bác sỹ khi bé bị chó cắn để được khám, tư vấn, tiêm vắc xin phòng bệnh dại nếu cần. Một số vết chó cắn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, nên bác sỹ sẽ xem xét cho trẻ sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa vết chó cắn bị nhiễm trùng.

Hãy cố gắng thu thập và cung cấp những thông tin cần thiết dưới đây để bác sĩ xác định nguy cơ nhiễm trùng và cách điều trị phù hợp nhất cho bé:

  • Thông in về chú chó: tên (nếu có), tên, địa chỉ và cách liên lạc với chủ của con chó, tình hình tiêm phòng của con chó.
  • Tình trạng tiêm phòng của bé nhà bạn và bất kì tiền sử bệnh mạn tính nào của bé.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 bệnh thú cưng có thể lây cho bạn

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Kidshealth
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm