Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đối phó với đục thủy tinh thể bẩm sinh

Nói đến đục thủy tinh thể, người ta thường nghĩ đó là bệnh hay gặp của người già. Ít ai biết rằng, nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh.

Nói đến đục thủy tinh thể, người ta thường nghĩ đó là bệnh hay gặp của người già. Ít ai biết rằng, nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu phát hiện và điều trị muộn thì khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém. Vì thế, việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng để giữ thị lực cho trẻ. Thực tế nhiều trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em đã bị bỏ qua, chỉ được phát hiện một cách tình cờ nên việc khôi phục thị lực cho trẻ kém hiệu quả.

Biểu hiện sớm của đục thủy tinh thể bẩm sinh

Thuỷ tinh thể là một thấu kính trong, 2 mặt lồi, công suất khoảng +20D. Đây là một tổ chức trong suốt, không có mạch máu, không có thần kinh. Dinh dưỡng của thủy tinh thể chủ yếu nhờ vào thẩm thấu qua bao của nó. Triệu chứng sớm của đục thủy tinh thể bao gồm:

 

 

Thị lực giảm:

Trẻ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt. Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thuỷ tinh thể.

Loá mắt: Đục thủy tinh thể bắt đầu thường gây loá mắt, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thủy tinh dưới bao sau.

Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó: Mắt bị đục thủy tinh thể ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.

Lác mắt: Trong nhiều trường hợp đây là một trong các lý do khiến bệnh nhi đi khám bệnh, nguyên nhân là do đục thủy tinh thể, mắt đó bị nhược thị và lác. Bệnh nhi cần được khám chuyên khoa mắt để xác định chẩn đoán và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân, các xét nghiệm chuẩn bị cho cuộc mổ và các xét nghiệm đánh giá chức năng của mắt như đo thị lực, nhãn áp, điện võng mạc. Siêu âm mắt là một xét nghiệm không thể thiếu giúp chẩn đoán và tiên lượng kết quả phẫu thuật.

 

Cần phẫu thuật sớm để tránh biến chứng

Các thuốc hạn chế tốc độ đục thủy  thể tinh (như catacol, catastart...) chưa được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Nên tiến hành phẫu thuật sớm, khi có chỉ định, để phòng nhược thị, lác, rung giật nhãn cầu. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở Việt Nam và trên thế giới, đó là phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, đặt thủy tinh thể nhân tạo. Để hạn chế các biến chứng sau mổ, hiện nay, người ta làm phẫu thuật cắt bao sau và cắt dịch kính ngay sau khi đặt thủy tinh thể nhân tạo.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Bệnh nhân cần được khám và theo dõi định kỳ. Nếu có nhược thị thì cần phải điều trị kịp thời (một trong các phương pháp hay dùng là bịt mắt lành, để mắt nhược thị được tập luyện). Phương pháp điều trị sẽ có nhiều kết quả nếu bệnh nhân được điều trị sớm, sự kiên trì của bệnh nhân và sự phối hợp của gia đình.

Tóm lại, về mặt điều trị ngày nay đã có rất nhiều tiến bộ. Nhiều bệnh nhân đã phục hồi thị lực và thị giác 2 mắt sau mổ. Vấn đề là ở chỗ bệnh nhân cần được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, có như vậy mới giảm được tỷ lệ mù do đục thủy tinh thể bẩm sinh.

PGS. TS.BS.Trần An - Bệnh viện Mắt TW - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm