Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dinh dưỡng thời thiếu niên và nguy cơ ung thư vú khi trưởng thành

Mật độ vú cao chỉ một chỉ số cho biết bạn có nguy cơ mắc ung thư vú. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng các vấn đề về chế độ dinh dưỡng ở độ tuổi thiếu niên có thể khiến mật độ vú tăng cao. Nếu các kết quả này được xác nhận, điều đó có nghĩa là thói quen ăn uống của thanh thiếu niên có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú khi trưởng thành.

Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo ước tính, có khoảng 224.147 phụ nữ ở Mỹ bị chẩn đoán mắc ung thư vú vào năm 2012.

Có nhiều yếu tố nguy cơ được cho là có thể dẫn đến ung thư vú, bao gồm dậy thì sớm, giai đoạn mãn kinh muộn và có con khi ngoài 30 tuổi.

Một số nghiên cứu còn chứng minh rằng mật độ vú cao cũng là một nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, cơ chế hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Mật độ vú là thuật ngữ dùng khi số lượng các mô sợi và tuyến tại vú cao hơn so với mô mỡ.

Khác với quan niệm thông thường, mật độ vú không thể đánh giá được bằng cách sờ nắn. Nói cách khác, nếu khi sờ vào vú bạn thấy cảm giác cứng thì điều đó cũng không đồng nghĩa với mật độ vú cao.

Tại sao mật độ vú lại trở nên dày hơn

Nhà khoa học Seungyoun và giáo sư Joanne Dorgan thuộc khoa dịch tễ và y tế cộng đồng tại đại học y Maryland đã tiến hành một nghiên cứu để về các yếu tố thuộc về dinh dưỡng có ảnh hưởng thế nào đến mật độ vú.

Tuyến vú là cơ quan khá nhạy cảm với các yếu tố thuộc về ngoại cảnh trong suốt thời kỳ thiếu niên. Đây cũng là thời điểm mô vú đang trong giai đoạn phát triển và trải qua sự thay đổi về mặt cấu trúc. Vì lý do đó, các nhà khoa học muốn tập trung nghiên cứu trên giai đoạn phát triển quan trọng thành thiếu nữ này.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các số liệu từ một nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng trên trẻ em (DISC). DISC là một thử nghiệm lâm sàng bắt đầu thực hiện từ năm 1988, bao gồm 301 bé gái tuổi từ 8-10 với mục tiêu chính là đánh giá chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu qua từng năm.

Nghiên cứu tiếp nối của DISC được tiến hành khi đối tượng tham gia được 25-29 tuổi. Nghiên cứu đã đánh giá mật độ vú của 177 phụ nữ sử dụng phương pháp chụp hình ảnh phổ cộng hưởng từ (MRI).

Trước khi tiến hành phân tích kết quả, Jung và giáo sư Dorgan đã điều chỉnh các biến số bao gồm tỷ lệ sống sót, cân nặng khi trưởng thành, chủng tộc, trình độ học vấn, tổng lượng protein và năng lượng nạp vào.

Sau khi đã xem xét tất cả các yếu tố nêu trên, kết quả cho thấy những thiếu niên tiêu thụ tỷ lệ các chất béo bão hòa cao và tiêu thụ ít các chất béo chưa bão hòa đơn và đa sẽ có mật độ vú cao hơn (dense breast volume – DBV).

Mối liên quan giữa chất béo bão hòa và mật độ vú cao

Những phụ nữ mà lượng mỡ tiêu thụ được xếp vào nhóm cao nhất có mật độ vú khoảng 21.5%, trong khi những phụ nữ thuộc nhóm thấp nhất có mật độ vú chỉ khoảng 16.4%.

Một kết quả tương tự nhưng ngược lại được quan sát thấy ở nhóm tiêu thụ lượng chất béo chưa bão hòa đơn. Những phụ nữ tiêu thụ ít chất béo không bão hòa đơn nhất có mật độ vú cao nhất.

Theo giáo sư Joanne Dorgan, có một sự gia tăng theo tỷ lệ thuận nguy cơ mắc ung thư vú khi mật độ vú tăng cao khi quan sát sự khác nhau về phần trăm chỉ số DBV trong nghiên cứu. Nếu được xác nhận là chính xác, nghiên cứu này sẽ dấy lên mối quan tâm về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú về sau.

Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có một số hạn chế như cỡ mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ và các đối tượng chủ yếu là phụ nữ da trắng. Do vậy, cần tiến hành thêm những khám phá trong tương lai để xác nhận lại kết quả này.

Một vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là những thực phẩm mà những trẻ ở độ tuổi vị thành niên tiêu thụ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú trong 15 năm sau.

Một chế độ ăn giàu chất béo đã được chứng minh là có thể gây ra rất nhiều các vấn đề về sức khỏe như béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường, giờ đây ung thư vú có thể cũng sẽ được đưa vào danh sách này.

Xét một cách tích cực thì những khám phá mới này đã cung cấp thêm những thông tin quý giá để giúp phòng ngừa trong một số trường hợp ung thư vú. Theo giáo sư Dorgan: “Kết quả của chúng tôi đặc biệt thú vị và hữu ích bởi chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ thanh thiếu niên là có thể thay đổi được, trong khi những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú khác như độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt, số lượng và thời điểm mang thai thường ít có khả năng can thiệp.”

Một yếu tố dinh dưỡng khác cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú là tiêu thụ nhiều đồ uống chứa cồn khi trưởng thành. Mặc dù những kết quả nghiên cứu này có thể gây hoang mang ít nhiều cho cộng đồng nhưng càng có thêm những thông tin khoa học về ung thư vú, các nhà khoa học càng có thêm cơ sở để khám phá ra những phương pháp điều trị mới đối với căn bệnh đáng sợ này.

Bình luận
Tin mới
Xem thêm