Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị nôn và buồn nôn sau phẫu thuật

Buồn nôn và nôn sau mổ là biến chứng phổ biến nhất mà nhiều bệnh nhân gặp phải sau khi phẫu thuật

Điều trị nôn và buồn nôn sau phẫu thuật

Buồn nôn nôn có thể là một vấn đề nghiêm trọng, và tình trạng này thường sẽ diễn biến nặng hơn nếu phải sử dụng các loại thuốc trong khi nằm viện. Đặc biệt, các thuốc gây mê rất nổi tiếng với những tác dụng phụ gây buồn nôn. Bằng mọi cách, cần dự phòng được tình trạng đau tại vị trí phẫu thuật và nôn mửa vì những tình trạng này sẽ gây ra rất nhiều áp lực tại vị trí được phẫu thuật.

Các yếu tố nguy cơ

Gây mê toàn thân là một yếu tố nguy cơ chính của tình trạng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật. Nếu bạn dễ bị nôn mửa sau khi phẫu thuật, bạn có thể nên hỏi bác sỹ xem liệu mình có thể được gây tê tĩnh mạch hay không. Loại thuốc gây mê dạng hít được biết là gây buồn nôn nhiều hơn so với loại thuốc dùng đường tĩnh mạch.

Loại phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến tình trạng buồn nôn và nôn. Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu, các cuộc giải phẫu liên quan đến mặt và đầu, phẫu thuật bụng, các cuộc giải phẫu về đường tiểu và phẫu thuật trên cơ quan sinh sản được biết là có tỷ lệ gây nôn và buồn nôn cao hơn các thủ thuật khác.

Nam giới có xu hướng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật ít hơn so với phụ nữ, và bệnh nhân trẻ tuổi có xu hướng mắc phải tình trạng này nhiều hơn bệnh nhân lớn tuổi. Những người dễ bị say tàu xe cũng như những người không hút thuốc có tỷ lệ buồn nôn cao hơn nhiều. Bệnh nhân có tiền sử buồn nôn và nôn trước phẫu thuật có nhiều khả năng sẽ gặp phải tình trạng này nhiều hơn.

Một công cụ được gọi là thang điểm Apfel thường được sử dụng để xác định xem bệnh nhân có nguy cơ bị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật hay không. Có bốn câu hỏi trong thang điểm này, bao gồm:

  • Là bệnh nhân nữ?
  • Bệnh nhân là người không hút thuốc?
  • Bệnh nhân có bị say tàu xe không?
  • Thuốc giảm đau opioid là một phần của kế hoạch hồi phục?

Đối với mỗi câu trả lời có, bệnh nhân được cho điểm, với bốn là số điểm tối đa. Một bệnh nhân có 1điểm tương đương sẽ có có 10% nguy cơ bị buồn nôn và nôn sau mổ, bệnh nhân có 4 điểm có nguy cơ 78%. Điểm số này sẽ giúp các bác sĩ gây mê quyết định xem liệu thuốc dự phòng nôn và buồn nôn nên được sử dụng trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật. Nếu bạn đạt điểm trên 2 ở thang điểm này, bạn nên cho bác sỹ gây mê biết rằng bạn có nguy cơ bị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.

Dự phòng

Đối với một số bệnh nhân, bác sĩ gây mê sẽ dự phòng tình trạng buồn nônnôn, có nghĩa là họ sẽ cho thuốc chống nôn trước khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng gì. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân được phẫu thuật có nguy cơ biến chứng khi nôn. Ví dụ, những bệnh nhân có vết rạch lớn ở bụng có thể có một biến chứng rất nghiêm trọng gọi là không liền và bục vết mổ nếu họ nôn kéo dài. Thuốc dùng để điều trị buồn nôn thường hiệu quả hơn trong việc dự phòng buồn nôn hơn là giảm buồn nôn sau khi nó đã xảy ra.

Trở lại chế độ ăn uống thông thường nên được thực hiện theo từng bước. Bước đầu tiên, bệnh nhân sẽ bắt đầu bằng chất lỏng trong suốt, sau đó là chế độ ăn uống lỏng đặc, tiếp theo là chế độ ăn uống mềm và cuối cùng là chế độ ăn uống bình thường.

Những người có nhu cầu đặc biệt, chẳng hạn như chế độ ăn kiêng trong bệnh tiểu đường, sẽ có thức ăn mềm loại đặc biệt để phù hợp với nhu cầu ăn kiêng của họ.

Thông tin thêm trong bài viết: Biện pháp khắc phục nôn và buồn nôn ở trẻ nhỏ

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
Xem thêm