Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị hiện tượng móng quặp vào trong

Không giống như nhiều vấn đề sức khỏe khác, móng quặp là một trong những vấn đề mà bạn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể tự điều trị hiện tượng này

Điều trị hiện tượng móng quặp vào trong

Nếu bạn có một móng chân mọc cong, sâu vào thịt bên dưới, đây thực sự là một cuộc chiến, cả để điều trị và để ngăn nó xuất hiện trở lại. Không giống như nhiều vấn đề sức khỏe khác, móng quặp là một trong những vấn đề mà bạn có thể điều trị tại nhà.

Trên thực tế, mặc dù nhiều bác sĩ đưa ra các giải pháp là tiểu phẫu loại bỏ cho móng chân mọc quặp, nhưng phương pháp điều trị bảo tồn tại nhà có thể giúp giảm bớt đáng kể.

Tự điều trị không phải dành cho tất cả mọi người

Mặc dù đối với nhiều người, móng chân mọc quặp rất dễ kiểm soát, nhưng chúng ta nên gặp bác sĩ hơn là tự điều trị. Nếu bạn nghi ngờ móng chân đã bị nhiễm trùng, hoặc nếu bạn không chắc chắn, bởi vì các triệu chứng của móng chân mọc quặp, chẳng hạn như đau, đỏ và sưng, có thể khó phân biệt với các triệu chứng nhiễm trùng - tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ.

Tương tự, nếu bạn có một số bệnh trạng cần chăm sóc cẩn thận cẩn thận, chẳng hạn như tiểu đường, tổn thương thần kinh, hoặc máu lưu thông không tốt ở chân, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị móng chân quặp.

Mục tiêu

Hai mục tiêu chính trong điều trị móng chân mọc ở nhà là (1) ngâm và làm mềm vùng móng, làm cho các mô dễ dàng di chuyển hơn (2) để giải phóng phần quặp vào của móng chân từ chỗ nó bắt đầu đâm vào trong da của bạn.

Ngâm

Khi có móng chân quặp, hãy ngâm chân của bạn thường xuyên - khoảng ba hoặc bốn lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Tuy nhiên, vào những lúc khác, điều quan trọng là giữ cho bàn chân của bạn khô, vì ẩm ướt có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn và nấm, làm cho vấn đề của bạn tồi tệ hơn.

Giải phóng móng quặp

Sau khi bạn ngâm và làm khô chân của bạn, đó là thời gian tốt nhất để cố gắng nới lỏng phần mọc quặp của móng chân của bạn. Bạn có thể xoa nhẹ phần của da bị viêm, đẩy nó nhẹ nhàng ra khỏi móng, cho phép bạn tiếp cận tốt hơn tới móng quặp. Sau đó, để nới lỏng phần quặp của móng tay, chân,  bạn có thể cẩn thận chèn một miếng chỉ nha khoa hoặc một miếng bông nhỏ dưới móng. Bạn có thể tiếp tục làm điều này cho đến khi bạn nhận thấy móng của bạn không đau nữa.

Phòng ngừa

Một khi cái đau của móng chân mọc quặp của bạn được giải tỏa, ngăn chặn sự trở lại của nó chắc chắn là dễ dàng hơn việc phải xử lý nó một lần nữa.

Cắt móng tay, chân của bạn thẳng chứ không phải trên một đường cong có thể giúp phòng ngừa; Hãy đảm bảo rằng bạn đã cắt móng tay, chân sát các cạnh, chứ không phải để lại một mảnh nhỏ thừa ở ngoài rìa - mà có thể dễ dàng quặp lại.

Đi những đôi giày thoải mái không quá chặt cũng có thể giúp ngăn móng chân mọc quặp.

Nếu cho dù bạn đã dùng những nỗ lực tốt nhất, móng chân mọc quặp trở lại, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về những dọc sẫm màu trên móng tay?

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm