Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Để nuôi dạy con cái hiệu quả hơn

Nuôi con là một trong những việc khó nhất – và một điều mà bạn có lẽ cảm thấy thiếu sự chuẩn bị nhất.

Để nuôi dạy con cái hiệu quả hơn

1. Thúc đẩy lòng tự trọng ở trẻ

Các trẻ nhỏ bắt đầu phát triển sự cảm nhận về bản thân khi chúng nhìn thấy bản thân qua con mắt của cha mẹ. Ngữ điệu, cử chỉ, và sự biểu hiện tình cảm của bạn được em bé chăm chú nhìn. Các từ ngữ và hành động của bố mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển lòng tự trọng của trẻ nhỏ hơn bất kì điều gì khác .

Khen ngợi các thành tích dù nhỏ nhất sẽ khiến trẻ cảm thấy tự hào hơn, để trẻ làm việc một cách độc lập sẽ khiến trẻ cảm thấy năng lực của mình. Ngược lại, những nhận xét coi thường hoặc so sánh một điểm yếu của trẻ với những điều khác sẽ khiến chúng cảm thấy vô dụng.

Tránh dùng các lời nói nặng nề hay sử dụng từ ngữ công kích. Những lời nhận xét giống như: “Con thật ngốc khi làm điều đó!” hay “Con hành động như một đứa trẻ con vậy!” gây ra tổn hại cho tâm lý trẻ cũng giống như các chấn thương về thể xác vậy

Lựa chọn từ ngữ cẩn thận và trở nên rộng lượng hơn với trẻ. Để con bạn biết rằng mọi người cũng có những sai lầm, và bạn vẫn yêu chúng, thậm chí khi bạn không thích cách cư xử của chúng.

2. Dạy trẻ làm đúng

Bạn đã từng suy nghĩ xem đã bao nhiêu lần bạn phản ứng tiêu cực đối với bọn trẻ trong một ngày chưa? Bạn sẽ cảm thấy thế nào về một ông chủ đối xử với bạn bằng sự quản lí tiêu cực, mặc dù nó là có ý tốt?

Cách hiệu quả hơn để dạy trẻ làm đúng là: “Con đã dọn giường mà không cần nhắc nhở - thật là tuyệt vời” hoặc “Mẹ đã xem con chơi với chị và con thật kiên trì.” Những lời nói đó sẽ khuyến khích trẻ làm những điều tốt về lâu dài hơn là lặp lại những lời khiển trách.

Chú ý đến mọi thứ để có thể khen ngợi trẻ mỗi ngày. Rộng lượng với những phần thưởng – tình yêu của bạn, những cái ôm, và lời khen có thể làm việc đầy kì diệu. Bạn sẽ sớm thấy bạn “trưởng thành” hơn trong cư xử.

3. Thiết lập giới hạn và kỉ luật phù hợp

Kỉ luật là cần thiết trong mọi gia đình. Mục đích của kỉ luật là giúp cho trẻ lựa chọn hành vi được chấp nhận và học cách tự điều chỉnh bản thân. Chúng có thể sẽ kiểm tra giới hạn bạn đặt ra, nhưng bọn trẻ cũng cần những giới hạn đó để phát triển thành một người có trách nhiệm.

Thiết lập nguyên tắc trong nhà giúp trẻ nhỏ hiểu được những kì vọng của bản thân và phát triển sự tự kiểm soát. Một số nguyên tắc có thể bao gồm: không xem tivi cho đến khi làm xong bài tập về nhà, không đập phá, gọi tên hoặc trêu chọc anh chị em

4. Lập thời gian biểu cho trẻ

Đôi khi khó khăn cho cả bố mẹ và trẻ để cùng nhau ăn bữa cơm gia đình. Nhưng chắc chắn không có thứ gì trẻ mong muốn hơn là một bữa cơm gia đình. Thức dậy sớm hơn 10 phút vào buổi sáng để bạn có thể ăn sáng với con mình hoặc để việc rửa bát lại sau và đi dạo sau bữa tối với các con. Trẻ nhỏ không nhận được sự chú ý mà chúng muốn từ bố mẹ thường cư xử không đúng đắn vì chúng thường nghĩ rằng làm như thế sẽ  được chú ý.

Rất nhiều bậc phụ huynh nhận thấy cần một lịch sinh hoạt cùng với bọn trẻ. Tổ chức một buổi tối đặc biệt mỗi tuần để ở bên nhau và để bọn trẻ quyết định dành bao nhiêu thời gian là hợp lí. Tìm các cách khác nhau để kết nối như đặt một thông báo hay vật gì đó đặc biệt trong hộp đựng cơm trưa của trẻ.

Các bé tuổi vị thành niên có vẻ cần ít sự chia sẻ chú ý từ bố mẹ hơn là các trẻ nhỏ. Vì có ít cơ hội cho bố mẹ và các em ở bên nhau, bố mẹ nên chủ động khi các em bộc lộ mong muốn nói chuyện hay tham gia các hoạt động gia đình. Tham dự các buổi hòa nhạc, trò chơi, và các sự kiện khác với các bé đang ở tuổi teen sẽ biểu lộ sự chu đáo và giúp bạn hiểu nhiều hơn về con mình hay bạn của con mình.

Đừng cảm thấy tội lỗi nếu bạn là một ông bố bà mẹ của công việc. Có nhiều thứ nhỏ để bạn làm ở nhà như làm bắp rang bơ, chơi bài, chơi đồ hàng sẽ khiến trẻ nhớ đến.

5. Trở thành một hình mẫu tốt

Con bạn sẽ học rất nhiều cách cư xử từ bố mẹ. Càng nhỏ, trẻ càng dễ bắt chước bạn. Trước khi bạn nóng giận trước mặt bọn trẻ, hãy nghĩ: đó là điều bạn muốn trẻ cư xử khi tức giận? Trẻ sẽ học theo nếu như bạn cứ tiếp tục như vậy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ nhỏ thường có một hình mẫu để làm gương ở nhà.

Hình mẫu mà bạn mong muốn nhìn thấy từ con bạn: trách nhiệm, thân thiện, trung thực, tốt bụng và khoan dung, không ích kỉ, giúp đỡ người khác mà không mong chờ sự trả ơn, biết cảm ơn và đưa ra những lời khen ngợi. Hơn hết, hãy đối xử với con mình như những gì bạn mong muốn người khác đối xử với mình.

6. Giao thiệp

Bạn không thể mong đợi trẻ làm mọi điều đơn giản vì bạn yêu cầu trẻ phải làm. Chúng muốn và xứng đáng nhận những lời giải thích từ người lớn. Nếu chúng ta không dành thời gian để giải thích, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu băn khoăn về giá trị và động lực của chúng ta. Bố mẹ thuyết phục con mình bằng cách cho phép chúng hiểu và học khi không bị phán xét.

Đưa ra những mong muốn rõ ràng của bạn. Nếu có một vấn đề, hãy miêu tả nó và bộc lộ cảm xúc của bạn và mời trẻ tìm biện pháp với bạn. Hãy gợi ý và đưa ra lựa chọn. Mở rộng tầm hiểu biết của trẻ hơn. Đàm phán. Khi trẻ tham gia việc quyết định trẻ sẽ có động lực hơn để thực hiện.

7. Hãy chỉ ra rằng tình yêu của bạn là vô điều kiện

Đối với một ông bố bà mẹ mà nói, bạn luôn có trách nhiệm điều chỉnh và hướng dẫn con mình. Nhưng bạn phải đưa ra các hướng dẫn khác nhau để trẻ có thể tiếp thu.

Khi bạn phải đối diện với con, hãy tránh khiển trách, chỉ trích, hoặc tìm kiếm khuyết điểm làm giảm sự tự trọng của trẻ và có thể dẫn đến sự bực bội ở trẻ. Thay vào đó, cố gắng nuôi nấng, giáo dục và động viện và thậm chí kể cả khi kỉ luật con mình. Cần đảm bảo con trẻ biết rằng mặc dù bạn muốn sau này tốt hơn, nhưng tình yêu của bạn thì không có để ý đến những sai lầm đó.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thể thao và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ

CTV Nguyễn Hảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - theo Kidhealth
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm