Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đậu phụ: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân'

Đậu phụ rất nhiều chất dinh dưỡng, có thể hỗ trợ chữa một số bệnh khá hiệu quả. Nhưng có những người nên hạn chế món ăn này, thậm chí với một số người 'đại kỵ' với đậu phụ, ăn còn đậu phụ còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe với các lợi ích sau đây

Ngừa bệnh tim mạch: Chất isoflavine trong đậu phụ có thể giúp giảm mức cholesterol xấu LDL. Vậy nên, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày có thể giúp bạn duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tiêu thụ protein từ đậu phụ thay cho protein động vật còn có thể giúp bạn giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết bạn nên ăn ít nhất 25g protein đậu phụ mỗi ngày để kiểm soát mức cholesterol.

Giảm nguy cơ bệnh ung thư: Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu phụ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Tuy từng có thông tin đậu phụ có thể dẫn đến ung thư vú do isoflavone có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen và nồng độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, song nếu bạn tiêu tụ ít hơn 350g mỗi ngày thì việc ăn các sản phẩm từ đậu nành không hề gây ảnh hưởng.

Đậu phụ: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' - ảnh 1

Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu phụ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Phòng bệnh tiểu đường tuýp 2: Những người mắc tiểu đường tuýp 2 thường gặp bệnh thận, từ đó khiến cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chỉ tiêu thụ protein đậu phụ bài tiết ít protein hơn so với những người chỉ tiêu thụ protein động vật. Vậy nên, thói quen ăn đậu phụ điều độ mang đến lợi ích cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.

Cải thiện chức năng thận: Protein, và đặc biệt là protein trong đậu phụ, có thể cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Đậu phụ ngoài chứa nhiều protein còn có khả năng giảm nồng độ lipid trong máu nên có tác dụng tích cực với những người mắc bệnh thận mãn tính.

Đậu phụ: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' - ảnh 2

Các nghiên cứu về dân số đã chỉ ra rằng những vùng tiêu thụ nhiều đậu phụ hơn có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho rằng tác dụng của đậu phụ đối với bệnh nhân Alzheimer là tích cực. Ảnh minh họa: Internet

Giảm loãng xương: Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp bạn tăng mật độ khoáng trong xương, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Điều này sẽ giúp bạn giảm được tình trạng loãng xương do tuổi tác.

Ngừa tổn thương gan: Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.

Giảm triệu chứng mãn kinh: Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.

Ngừa các bệnh về não: Các nghiên cứu về dân số đã chỉ ra rằng những vùng tiêu thụ nhiều đậu phụ hơn có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho rằng tác dụng của đậu phụ đối với bệnh nhân Alzheimer là tích cực.

Đậu phụ: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' - ảnh 3

Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già. Ảnh minh họa: Internet

Những người không nên ăn đậu phụ

Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận: Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già.

Vừa khiến hệ tiêu hóa hoạt động ì ạch do quá tải vừa khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong thận.

Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa: Quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng bởi hàm lượng protein trong đậu phụ, vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.

Người thiếu i-ốt: Người thiếu i-ốt tuyệt đối nói không với thực phẩm làm từ đậu phụ, saponin trong đậu phụ sẽ làm giảm quá trình hấp thu i-ốt trong cơ thể, từ đó, gián tiếp làm tình trạng của người bệnh thêm trầm trọng.

Đậu phụ: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' - ảnh 4

Người thiếu i-ốt tuyệt đối nói không với thực phẩm làm từ đậu phụ, saponin trong đậu phụ sẽ làm giảm quá trình hấp thu i-ốt trong cơ thể, từ đó, gián tiếp làm tình trạng của người bệnh thêm trầm trọng. Ảnh minh họa: Internet

Không ăn đậu phụ trong khi đang uống thuốc tetracycline: Đậu phụ giàu canxi và magiê, trong khi thuốc tetracycline có chứa các thành phần có sự phản ứng với canxi và magiê. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là không ăn đậu phụ trong khi uống thuốc tetracycline, để không làm thay đổi thành phần của thuốc tetracycline, dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc.

Bệnh nhân bị viêm dạ dày: Đậu phụ chứa protein cực kỳ cao, tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết acid dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi ở ruột.

Những người có chức năng thận kém: Nếu có vấn đề về thận, bạn nên theo đuổi một chế độ ăn ít protein để không làm tăng gánh nặng cho thận.

Những người bị bệnh gout: Trong chế độ dinh dưỡng của người bị gout thường được khuyên không nên ăn quá nhiều đạm. Trong khi đó, đậu phụ lại là nguồn giàu đạm thực vật, putin,... Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, làm trầm trọng hơn các cơn đau khớp.

Người bị suy tuyến giáp: Được biết, hàm lượng isoflavone cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chăn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.

Đậu phụ: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' - ảnh 5

Không ăn đậu phụ trong khi đang uống thuốc tetracycline: Đậu phụ giàu canxi và magiê, trong khi thuốc tetracycline có chứa các thành phần có sự phản ứng với canxi và magiê. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là không ăn đậu phụ trong khi uống thuốc tetracycline, để không làm thay đổi thành phần của thuốc tetracycline, dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc. Ảnh minh họa: Internet

Những món ngon từ đậu phụ giúp tăng cường chất dinh dưỡng

Là một loại thực phẩm phổ biến, đậu phụ có nhiều cách ăn, đậu phụ kết hợp với những thực phẩm sau giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đậu phụ + Củ cải

Đậu phụ kết hợp với củ cải có thể tránh được chứng khó tiêu. Vì đậu phụ là một loại protein thực vật, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dễ gây khó tiêu, đồng thời khả năng tiêu hóa của củ cải rất mạnh. Sự kết hợp của cả hai không chỉ giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng của đậu phụ, mà còn không gây khó tiêu.

Đậu phụ + Tảo bẹ

Đậu phụ với tảo bẹ, không chỉ bổ sung nhiều canxi, mà còn bổ sung lượng lớn I-ốt. Tảo bẹ rất giàu i-ốt, kết hợp 2 loại thực phẩm này nấu canh, hương vị vô cùng thơm ngon.

Đậu phụ + thịt và trứng

Ngoài ra, thịt, trứng kết hợp với đậu phụ, có thể cải thiện việc sử dụng protein trong đậu phụ, dinh dưỡng cao hơn một nửa. Vì đậu phụ rất giàu protein, nhưng thiếu methionine, chỉ ăn đậu phụ, tỷ lệ sử dụng protein sẽ rất thấp, do đó kết hợp đậu phụ với thực phẩm thịt và trứng, có thể cải thiện việc sử dụng protein.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Cách nhận biết đậu phụ có thạch cao, nhiễm nấm

HÒA THUẬN - Theo Báo Tiền Phong
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

Xem thêm