Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu và triệu chứng của hạ kali máu

Mức kali máu được chú ý chặt chẽ do cả mức cao và thấp có thể gây hậu quả đe doạ đến mạng sống.

Dấu hiệu và triệu chứng của hạ kali máu

Mức kali bình thường trong máu thường từ 3,5 đến 5 mEq/L. Các dấu hiệu và triệu chứng của hạ kali máu thường xuất hiện ở mức 3 mEq/L hoặc thấp hơn. Mức kali càng thấp thì triệu chứng càng nặng. Dấu hiệu và triệu chứng của kali máu thấp chủ yếu ảnh hưởng đến tim, cơ, thận và hệ tiêu hóa.

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến cơ bắp

Kali là cần thiết để duy trì quá trình vận động cơ bình thường. Các triệu chứng phổ biến nhất của hạ kali máu là mệt mỏi và suy nhược cơ, thường biểu hiện như là giảm khả năng thực hiện động tác, cơn đau cơ, co thắt và co giật cũng rất phổ biến. Với nồng độ kali cực thấp, các cơ có thể mất khả năng co bóp, dẫn đến tê liệt.

Chân và cánh tay thường bị ảnh hưởng trước thân và ngực. Tê liệt lan rộng có thể làm gián đoạn khả năng hít thở. Trong một số trường hợp, nồng độ kali rất thấp có tác dụng ngược lại gây co thắt cơ, không thể thư giãn và cuối cùng bị phá hủy. Các protein cơ sau đó rò rỉ vào máu và có thể làm hỏng thận.

Dấu hiệu và triệu chứng của Tim mạch

Trái tim có thể làm việc không mệt mỏi với sự cân bằng lớn các hóa chất quan trọng - như kali và natri - giữa các tế bào tim và dòng máu. Mức kali thấp làm thay đổi sự cân bằng này và có thể phá vỡ nhịp tim bình thường. Điều này thường dẫn đến sự xuất hiện các triệu chứng hồi hộp, trống ngực hoặc bất thường nhịp tim, có thể dẫn đến đau ngực, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Trong những trường hợp nặng và đặc biệt là ở những người có vấn đề về tim, tim sẽ ngừng đập. Huyết áp thường giảm xuống khi nồng độ kali trong máu giảm, đặc biệt khi ở tư thế đứng.

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến thận

Thận lọc máu, loại bỏ các tạp chất và đưa các vi chất vào máu để duy trì nước và cân bằng hóa học. Mức kali máu thấp thường gây ra tình trạng mất nước quá mức ở thận. Vì vậy, những người bị thiếu kali thường đi tiểu nhiều và bài xuất nhiều nước tiểu hơn bình thường. Mất nước gây ra sự khát nước và bạn cần uống thêm nước để bù đắp. Thận có thể bị hỏng nếu nồng độ kali thấp kéo dài mà không được điều trị, và ở những người có tiền sử bị bệnh thận, dễ bị suy thận.

Dấu hiệu và triệu chứng Tiêu hoá

Dạ dày và ruột chứa các tế bào cơ trong các thành của chúng đển giúp có thể đẩy thức ăn qua hệ thống tiêu hóa. Mức kali thấp làm cho các tế bào cơ này trở nên chậm chạp, có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau. Táo bón là phổ biến nhất, với đi đại tiện không thường xuyên và khó khăn để tống phân ra ngoài. Với nồng độ Kali thấp, sự vận động của ruột có thể ngừng hoàn toàn, gây buồn nôn, nôn mửa, thiếu ăn, đầy bụng và đau bụng.

Tìm sự chăm sóc y tế

Mức kali máu thấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nhanh chóng nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của kali máu thấp - đặc biệt nếu bạn có bệnh tim hoặc thận.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu kali

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm