Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu mẹ nên lo lắng khi bé biếng ăn

Hầu như tất cả các bé đều trải qua những giai đoạn lười ăn khác nhau.

Hầu như tất cả các bé đều trải qua những giai đoạn lười ăn khác nhau. Nhưng nếu lười ăn quá mức hoặc kéo dài thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn.

Dù thường làm cha mẹ đau đầu nhưng biếng ăn hiếm khi là dấu hiệu cần lo ngại. Các bé có khả năng tự điều chỉnh tốt lượng thức ăn của mình, ngay cả khi ăn uống ‘cảnh vẻ’. Nhưng nếu bé biếng ăn và có những dấu hiệu sau thì các mẹ chớ nên bỏ qua:

Lý do bé biếng ăn

- Chuyển sang giai đoạn phát triển khác (như chuyển từ thức ăn mịn sang dạng thô).

- Bé từ chối ăn có thể do muốn khẳng định tính cách độc lập.

- Sữa, đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống đã ‘lấp đầy’ bụng bé trước giờ ăn.

- Mọc răng hoặc bệnh nhẹ như cảm có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bé trong một vài tuần.

Ảnh minh họa 

- Một đợt trị liệu bằng kháng sinh có thể phá vỡ cân bằng của vi khuẩn trong ruột, ảnh hưởng tới sự thèm ăn của bé.

- Bé chẳng thiết ăn uống vì còn mải miết với những kỹ năng mới như bò hoặc đi bộ.

Ngoài ra, còn những lý do nghiêm trọng hơn biến một bé trở thành lười ăn, chẳng hạn:

- Dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp với chất nào đó trong thức ăn khiến bé luôn bị đầy bụng.

- Có xu hướng bị tự kỷ.

- Táo bón, dẫn tới căng bụng và khó chịu.

- Chứng trào ngược gây đau khi ăn hay một vấn đề ở cơ lưỡi làm bé khó nuốt.

- Lo lắng hoặc có cảm xúc căng thẳng.

Khi lười ăn ở bé cần phải lo lắng

- Bạn cần cho bé ăn snack (đồ ăn vặt) thay thế bởi vì em bé của bạn không ăn những gì bạn vừa nấu chín.

- Con của bạn dường như không ‘hề hấn’ gì ngay cả khi bị bỏ bữa.

- Bạn lo lắng lượng thức ăn bé ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của bé.

Ảnh minh họa 

- Bé nhà bạn có dấu hiệu cực kỳ lo lắng khi ăn, thậm chí như có vẻ bé đang bị bệnh. Hoặc bé có vấn đề thể chất với ăn uống như nôn hay nghẹt thở.

- Bạn phải bổ sung vitamin dạng viên nén hay giọt cho bé.

- Bạn lo lắng vì bé có dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng như mệt mỏi, xanh xao, giảm cân hoặc tăng cân chậm, thiếu tập trung, giấc ngủ bị quấy rầy...

Nhờ giúp đỡ

Nếu biếng ăn ở bé đã nặng hoặc kéo dài (các giải pháp của mẹ như khen ngợi, khích lệ không hiệu quả) thì bạn nên chọn một cuốn sổ, ghi vào đó tất cả những gì bé ăn và uống trong vòng 1 tuần. Bạn có thể phát hiện ra rằng, bé ăn nhiều hơn bạn nghĩ. Nếu không, đưa nhật ký này cho bác sĩ dinh dưỡng của bé để nhận được những lời khuyên hợp lý.

Trong nhiều trường hợp, lười ăn có từng giai đoạn mà bé có thể tự vượt qua. Nhưng cũng có khi, các can thiệp từ bác sĩ là cần thiết. Ví dụ, nếu có dấu hiệu tự kỷ, bé sẽ nhận được giúp đỡ từ bác sĩ chuyên môn; hoặc nếu vấn đề gì về thể chất trong ăn uống, bé cũng cần được bác sĩ trị liệu đánh giá cấu trúc miệng của bé để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo Sức khoẻ và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm