Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu chậm biết đi - Phần 2

Tại sao mình chăm con vậy, bồi bổ con mình đến cầu kỳ, lẽ ra con mình phải khỏe hơn và nhanh biết đi hơn, đằng này lại ngược lại? Có cái gì đó không ổn.

Dấu hiệu chậm biết đi

Kỳ 2: Thế nào là chậm đi?

Sốt xình xịch

Vẫn biết một đứa trẻ không thể biết đi vào thời kỳ 9 tháng tuổi nhưng nhiều ông bố bà mẹ vẫn không chấp nhận điều ấy. Họ mong mỏi con mình biết đi nhanh hơn. Nhiều lúc thấy em bé cứ lê la, bò bằng gối thì họ lại không hài lòng. Họ ngóng trông, đứng lên ngồi xuống, chọc tay chọc chân, làm đủ các biện pháp nhưng đứa trẻ vẫn cứ ì ra và không chịu đi. Bình thường thì sự thể sốt ruột ấy đã đủ để cho bố mẹ cảm thấy ngứa ngáy tâm hồn rồi. Nhưng nếu chẳng may có một đứa trẻ hàng xóm ngang tuổi, ngang cơ, ngang chiều cao, lại ăn uống chăm bẵm có khi lại kém hơn con nhà mình, biết đi nhoay nhoáy thì bố mẹ còn sốt cao hơn nữa. Họ đặt hàng loạt câu hỏi tự vấn trong đầu: hay con mình làm sao, sao con mình chậm đi thế, hay con mình thiếu chất gì, có bị bệnh gì không?... Tại sao mình chăm con vậy, bồi bổ con mình đến cầu kỳ, lẽ ra con mình phải khỏe hơn và nhanh biết đi hơn, đằng này lại ngược lại? Có cái gì đó không ổn.

Đã ăn không ngon, đứng không yên, đem câu chuyện kể lể, phàn nàn với hàng xóm, chả được an ủi thì chớ lại được ngay mấy câu tưới dầu vào lửa. Mấy bà, mấy cô thiếu kiến thức, giàu thêu dệt, chỉ dựa vào kinh nghiệm của cá nhân, “bồi thẩm đoàn” cho vài câu nữa lại lo ngược cành cây. Nào là cháu phải cho bé đi xem ngay đi chứ như thế là không được rồi. Chắc nó thiếu chất gì thì mới chậm đi như thế. Các cụ đã dạy rồi, 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò tập đi, có sai bao giờ. Bé nhà cháu đến ngần này tuổi rồi (12 tháng tuổi) mà vẫn chưa biết đi thì chậm đi là cái chắc. Có khi nó bị bệnh gì bên trong cơ thể thì sao? Ở nhà đã lo 1, đi nói chuyện tìm kiếm sự an ủi lại lo 2. Sau đó, mấy bà mấy cô còn không quên chìa ra bằng chứng sống động: đây cháu nhìn đi, bé nhà cô đây này. Mới có 12 tháng tuổi mà đi như khỉ con. Ngặt nỗi đứa bé đi được thật, nhanh thật, thế là trở nên lo lắng thật sự. Kết thúc mọi nguồn tin là một kết luận rất hồ đồ phủ bóng lên đầu đứa bé: đích thị con bị chậm đi.

Do đặc thù của đơn vị báo chí nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiệm vụ của báo không nhiều chủ yếu là sử dụng một số phần mềm soạn thảo văn bản, sử dụng thư điện tử để chuyển bài và một số phần mềm chế bản điện tử để sản xuất báo.

Ảnh minh họa

Ở nhà, bố mẹ ra sức tìm tài liệu. Ra sức đọc. Ra sức nghiền ngẫm. Ra sức tìm hiểu. Càng đọc, càng rối, càng bị loạn. Và thôi thì đúng là con nhà mình chậm biết đi. Dằn vặt, lo âu, bố mẹ liệt kê ra một loạt việc cần làm: đi bác sĩ, bồi bổ chất dinh dưỡng, dắt bé đi chơi chỗ này chỗ kia, xốc nách, xốc vai các kiểu với mục tiêu ép đôi chân phải cố dựng lên để đi cho bằng bạn bằng bè. Nhưng liệu bố mẹ có đang lo quá không?

Nếu 12 tháng tuổi chưa biết đi thì có chậm đi?

Trên thực tế, theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ, một đứa trẻ cần có từng nấc thang lớn lên theo trình tự để tiến tới mục tiêu cuối cùng: biết đi. Theo đó, 3 tháng tuổi đứa trẻ cần biết lẫy để lật sấp cơ thể. Động tác này sẽ luyện tập cứng cơ thân và cơ cổ. 6-8 tháng tuổi đứa trẻ cần biết ngồi để tập cơ thân. 9 tháng tuổi đứa trẻ cần biết bò để tập cơ đùi và 10 tháng tuổi bắt đầu tập đứng và đi. Đến 12 tháng tuổi, đứa trẻ đi lại khá thành thạo. Tự đi một mình và tự ngồi xuống nghỉ ngơi. Các mốc thời gian đã được đưa ra ấn định như vậy dựa vào sự theo dõi của nhiều thế hệ sinh ra.

Nhưng đưa ra số liệu như thế, không có nghĩa là một đứa trẻ đến 12 tháng tuổi chưa biết đi thì bị quy kết: chậm đi. Bạn cần nhớ, đã là một sinh thể con người, khó có ai giống ai hoàn toàn. Ngay cả việc đi cũng vậy, không có đứa trẻ nào có mốc thời gian biết đi giống đứa trẻ nào. Có trẻ biết đi sớm, có trẻ biết đi muộn. Ngay cả 2 anh em trong cùng một gia đình, thậm chí là anh em sinh đôi cũng biết đi không trùng lặp. Có khi đứa em sinh ra lại biết đi sớm hơn đứa anh đã sinh ra trước đó. Nhưng dù có khác nhau thật thì cũng không có chuyện nếu không biết đi vào thời điểm 12 tháng 1 ngày (tức là trên 12 tháng tuổi) thì đứa bé bị chậm đi.

Một đứa trẻ thường sẽ biết đi vào thời điểm 12 tháng. Nhưng trên thực tế, đó là một khoảng thời gian biến đổi tương đối rộng. Khoảng thời gian để đứa trẻ có thể tự đi được 1 mình dao động từ 12 - 15 tháng. Như thế có nghĩa, nếu chẳng may con nhà bạn đến 13 tháng tuổi chưa biết đi cũng đừng lo lắng gì cả. Bởi nó vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Thậm chí đến 15 tháng tuổi bé chưa biết đi bạn cũng vẫn chưa cần lo. Một đứa trẻ chỉ được coi là chậm biết đi khi và chỉ khi đến hết thời điểm 18 tháng tuổi (1 tuổi rưỡi) mà vẫn chưa biết đi.

Như vậy là, đến hết 18 tháng tuổi mà bé chưa biết đi thì đúng là bé có vấn đề thật. Vấn đề có thể do thần kinh vận động chưa phát triển đủ mức cần thiết để điều khiển bé đi. Có thể sự rắc rối ở phần cơ và xương không đủ khỏe để bé tự tin vững vàng để nhấc chân độc lập. Và bạn nhất định cần cho bé đi khám lúc này để tìm ra nguyên nhân thật sự ở bên trong.

Nhưng có lẽ, nếu để đến lúc phát bệnh mới đi khám bệnh thì việc xử lý không được kịp thời. Chúng ta cần tìm kiếm dấu hiệu bệnh sớm hơn thì việc can thiệp mới ý nghĩa. Tức là, chúng ta cần nhận ra dấu hiệu sớm hơn thời điểm 18 tháng tuổi thì việc can thiệp mới thực sự đạt hiệu quả như mong đợi.

Sự rắc rối của việc chậm đi không thể đột ngột rơi từ trời cao xuống thẳng vào bé lúc 18 tháng tuổi. Nó đã có sự biểu hiện dần dần vào các thời điểm trước đó. Một đứa trẻ chậm đi ắt hẳn sẽ chậm biết bò. Chậm biết bò ắt hẳn sẽ chậm biết ngồi. Chậm biết ngồi ắt hẳn sẽ chậm biết lẫy. Căn cứ vào các dấu mốc quan sát được, một bà mẹ chịu khó quan sát chăm sóc con cái có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu không mong đợi.

Nếu hết 4 tháng tuổi mà em bé không thể nâng đầu tạo góc 45 độ so với mặt giường thì tiến trình tập vận động của đứa trẻ đã bị chậm ngay từ lần đầu tiên. Lúc này bạn cần có sự cảnh báo và tiếp tục theo dõi. Nếu hết 6 tháng tuổi mà em bé không biết duỗi tay ra phía trước với lấy đồ vật thì có thể coi rằng cơ thân mình của em bé đã không khỏe như mong đợi. Nếu hết 12 tháng mà bé không thể tự đứng được 1 mình (ngồi và tự đứng lên mà không cần bố mẹ trợ giúp) thì có khả năng cao em bé nhà bạn sắp rơi vào trạng thái chậm biết đi. Lưu ý là không thể tự đứng được 1 mình khác với trạng thái chưa bước chân được vào thời điểm này. Nguyên nhân là gì thì cần đưa em bé đi khám sớm. Có thể, đã đến lúc bạn cần có sự can thiệp nào đó để tiến trình tập đi trở về đúng quỹ đạo.

Có nhiều biện pháp khác nhau khắc phục điều này. Chúng tôi sẽ đề cập một số biện pháp có thể thực hiện được để bé nhà bạn có thể cứng cáp hơn. Các biện pháp đó là gì, bạn đón đọc tiếp kỳ sau để thấy rõ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dạy trẻ tự đi vệ sinh đúng cách

BS. YÊN LÂM PHÚC - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm