Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đầu hè, cảnh báo nhiều trẻ gặp nạn do người lớn chủ quan

Mỗi năm, Khoa Cấp cứu – Chống độc, BV Nhi Trung ương tiếp nhận từ 1.100 - 2.000 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích và thường có dấu hiệu gia tăng vào mùa hè.

Cảnh báo nhiều trẻ gặp nạn do người lớn chủ quan

Theo các chuyên gia, tai nạn thương tích thậm chí dẫn đến tử vong thường gặp ở trẻ em Việt Nam gồm: đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng, điện giật, động vật cắn… Trong đó trẻ gặp tai nạn và dẫn đến tử vong do đuối nước và tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao. Trẻ con vốn hiếu động, thích khám phá nhưng chưa ý thức được các mối nguy hiểm có thể xảy ra, do đó, người lớn từ gia đình đến nhà trường cần có sự trông nom cẩn thận đối với các bé.

Tại BV Nhi Trung ương, trẻ uống nhầm xăng, axêtôn, dầu hỏa, dầu luyn, dung dịch cọ rửa… chỉ là số ít trong rất nhiều những tai nạn gây thương tích ở trẻ nhỏ mà các bác sĩ khoa Cấp cứu – Chống độc tiếp nhận và điều trị. ThS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu – Chống độc cho biết, mỗi năm, Khoa tiếp nhận từ 1.100 - 2.000 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích và thường có dấu hiệu gia tăng vào mùa hè.

“Công tác tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ chúng tôi chứng kiến rất nhiều tai nạn thương tâm. Cháu thì uống nhầm thuốc diệt cỏ paraquat, cháu bị đuối nước trong bồn tắm, có cháu bị gấu cắn đứt một bên cánh tay, cháu lại ngã từ tầng cao xuống do chơi thả diều trên nóc nhà…”-  ThS. Lê Ngọc Duy cho biết.

Ảnh minh họa.

Theo ThS. Duy, tai nạn thương tích xảy ra ở trẻ em luôn là vấn đề đáng suy ngẫm. Hậu quả của nó tùy mức độ nặng nhẹ, nhưng có thể trở thành nỗi ám ảnh theo suốt cuộc đời các em cũng như để lại nỗi xót xa, day dứt đeo đẳng các bậc phụ huynh. Điều đáng nói là đa phần các trường hợp tai nạn thương tích đều xuất phát từ những chủ quan, sơ suất của gia đình.

Cách nào phòng tránh tai nạn thương tích?

Các bác sĩ cho biết, Tai nạn thương tích hoàn toàn có thể phòng tránh được. Trong đó, vai trò của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ hết sức quan trọng. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo:

– Các bậc phụ huynh không nên để trẻ đến gần nững nơi nguy hiểm như bếp than, lò sưởi và các thiết bị điện.

– Trẻ nhỏ thường hiếu động, thích leo trèo vì thế cầu thang phải có lan can, cửa sổ, ban công phải có rào chắn bảo vệ.

Phụ huynh chủ quan, trẻ dễ gặp nguy. Ảnh minh họa.

– Không cho trẻ tiếp xúc với các vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh kính vỡ…hoặc các vật nhỏ dễ gây hóc như: cúc áo, đồng xu, viên bi, đỗ, lạc..

– Các loại thuốc tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu không nên đựng vào các chai uống nước mà phải để nơi xa tầm với, có nhãn mác rõ ràng.

– Trẻ nhỏ khi ra đường phải có sự trợ giúp của người lớn, không để trẻ một mình ở bể bơi, ao, hồ, sông, suối…

– Cần giáo dục cho trẻ lớn nhận thức và nhận biết các loại biển báo nguy hiểm (cấm lửa, cấm trèo…) và các biện pháp tự bảo vệ cho trẻ lớn như tập bơi, học kỹ năng thoát hiểm…

– Trang bị kiến thức thực hành sơ cứu tai nạn thương tích cho cha mẹ và giáo viên tại trường học để có thể xử lý kịp thời nếu chẳng may xảy ra sự cố.

7 tai nạn thương tích trẻ em hay gặp phải:

1. Bỏng: nước sôi (canh, nước uống, cám lợn, mỡ, hơi nước nồi áp suất). Bưng bê không cẩn thận nên bị nước sôi đổ vào người. Khi sử dụng bếp, bàn là, ổ điện, dây điện hở, bình nóng lạnh. Bố mẹ cho con ăn cháo, cơm, canh nóng. nghịch bật lửa, diêm, đốt giấy, rơm, nướng khoai. Chập điện đứt dây. Ống bô xe máy, que cơi lửa. Nhà gần đường điện cao thế nên bị tia lửa điện đánh.
Nhiều trẻ em bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn.

2. Ngã: Trèo ghế, cửa sổ, thang, cầu thang, vấp ngã. Trượt chân do sàn nhà ướt. Đùa nghịch, xô đẩy nhau. Chị bế em. Ngã từ tầng cao xuống. Ngủ ngã từ giường xuống đất. Tập xe đạp, xe gắn máy.

3. Ngộ độc: Thức ăn ôi thiu, quá hạn, nấm độc, rửa không kĩ, nấu không chín. Đồ uống có ga. Thuốc không theo chỉ dẫn (thuốc nhỏ lại uống, …), uống nhầm thuốc. Dị ứng thuốc, mĩ phẩm, phấn rôm. Đồ ăn tẩm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu. Ăn cá nóc, thịt cóc.

4. Ngạt, tắc đường thở: Vật nhỏ (lạc, bi, đậu, đỗ, khuy áo, ngô); sặc thức ăn (bột, cơm); hóc đồ chơi; trùm kín chăn khi ngủ; đùa nghịch dùng túi nilon trùm lên đầu nhau; dùng than để sưởi khingủ dẫn đến ngộ độc thán khí.

5. Chết đuối: Tai nạn đuối nước ở trẻ em không chỉ xảy ra ở các vùng sông nước, nông thôn, mà có cả ở những thành phố lớn. Không chỉ có ở gần ao, hồ, sông, suối thì mới có thể xảy ra tai nạn đuối nước, ngay cả khi có thau, xô, chậu chứa nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ.

6. Động vật cắn: chó, mèo, lợn, ong, kiến, côn trùng (rết, bọ cạp), rắn… 

7. Tai nạn giao thông: Không tuân thủ luật giao thông, đua xe đạp, xe máy. Đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch, xô đẩy nhau. Chạy qua đường. Đá bóng, chơi đùa dưới lòng đường.
Dương Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm