Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đái tháo đường và thai nghén (05/04/2016 - Xuất bản lại)

Phụ nữ mắc đái tháo đường trước khi họ có thai cần có những chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Những nhu cầu mới khi có thai sẽ ảnh hưởng tới mức đường huyết và thuốc điều trị đái tháo đường của bạn. Nếu bạn có ý định có thai, hãy thực hiện những bước sau đây để làm giảm nguy cơ cho bạn và thai.

Chuẩn bị sẵn sàng

Những lời khuyên trước khi có thai sẽ giúp cho bạn chuẩn bị sẵn sàng về tâm lí về tình cảm để mang thai.

Gặp bác sĩ của bạn để tìm ra giải pháp kiểm soát đường huyết tốt trước khi dừng biện pháp tránh thai của bạn. Xét nghiệm máu HbA1C có thể được thực hiện trước 8-12 tuần.

Các xét nghiệm khác có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng trong thai kì:

  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra chức năng thận
  • Xét nghiệm Cholesterol và Triglycerid máu
  • Khám mắt nếu bạn có bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc
  • Điện tâm đồ
  • Xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan, thận
  • Khám biến chứng bàn chân

Kiểm soát đường máu

Mức đường huyết cao ở trước tuần thai thứ 13 có thể gây những dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ xảy thau và các biến chứng liên quan tới đái tháo đường.

Nhưng nhiều phụ nữ không biết rằng mình mang thai cho đến tuần thai thứ 2-4. Đó chính là lí do bạn nên kiểm soát tốt đường huyết trước khi có ý định mang thai.

Kiểm soát đường huyết ở mức lí tưởng:

 
  • 70-100 mg/dL trước bữa ăn
  • <120 mg/dL sau ăn 2 giờ
  • 100-140 mg/dL trước bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Hãy chú ý đến ăn uống, luyện tập và thuốc đái tháo đường để giữ sức khỏe cân bằng.

Đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ mắc đái tháo đường thường có cân nặng lớn hơn bình thường.

Bởi vì những bà mẹ có mức đường huyết cao thì cũng sẽ có lượng đường cao đi qua nhau thai. Tuyến tụy của thai nhi rất nhạy cảm và tăng tiết Insulin để sử dụng chúng. Lượng đường dư thừa sẽ đưuọc chuyển hóa thành chất béo làm cho những đứa trẻ này có cân nặng lớn hơn.

Nhiều bệnh viện khám mắt cho những bé có mẹ bị đái tháo đường vài giờ sau sinh. Nếu bạn thường xuyên có đường huyết cao khi mang thai (đặc biệt là trong vòng 24 giờ trước khi chuyển dạ), đứa bé của bạn có thể bị hạ đường huyết ngay sau sinh. Bởi vì lượng Insulin của bé dựa trên mức đường huyết cao của bạn, và khi đột ngột mất đi, mức đường huyết bị tụt quá nhanh, chúng sẽ cần Glucose để cân bằng lại. Nồng độ Canxi và Magie của chúng cũng bị giảm, có thể được bù bằng thuốc.

Một vài đứa trẻ quá to để đẻ đường dưới, và bạn sẽ cần được mổ lấy thai. Bác sĩ của bạn sẽ theo dõi kích thước của con bạn mà lựa chọn cách thức sinh an toàn nhất cho bạn.

Thuốc điều trị đái tháo đường

Nếu bạn sử dụng Insulin để kiểm soát đường huyết, bác sĩ của bạn có thể chỉ cho bạn cách chỉnh liều. Cơ thể của bạn sẽ cần nhiều hơn đặc biệt là 3 tháng đầu.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc uống, bạn có thể cần chuyển sang dùng Insulin. Nó an toàn hơn khi bạn sử dụng thuốc uống, hoặc bạn có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Chế độ ăn

Thay đổi cái gì và như thế nào về ăn uống sẽ giúp bạn tránh được vấn đề với mức đường huyết hiện tại.

Bạn sẽ cần nhiều nặng lượng hơn để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ của bạn hoặc các chuyên gia về đái tháo đường sẽ giúp bạn đưa ra con số an toàn.

Bạn sẽ mang thai bao lâu?

Phụ nữ bị đái tháo đường nhẹ hoặc kiểm soát đường huyết tốt thường mang thai đủ tháng mà không xảy ra vấn đề gì.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ vấn khuyên là có kế hoạch sinh sớm, thường từ 38-39 tuần.

Đường máu trong chuyển dạ

Chuyển dạ là một thời gian khó khăn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu bạn sử dụng Insulin trong suốt thời kì mang thai, bạn có thể cần sử dụng nó khi bắt đầu chuyển dạ. Bạn có thể tiêm 1 mũi hoặc truyền tĩnh mạch. Ngay sau khi chuyển dạ, nhu cầu về Insulin của bạn có thể giảm nhanh chóng.

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm