Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các chất gây ung thư có thể có trong các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ nhỏ

Bạn có thường xuyên đọc nhãn, bao bì của các loại sản phẩm không? Trong số những lần bạn đọc thì bạn hiểu được bao nhiêu phần trăm nội dung trong số đó?

Dãn nhãn mác cho các loại sản phẩm là một yêu cầu của pháp luật. Do vậy, tất cả các nhà sản xuất đề phải ghi rõ thành phần có trong loại sản phẩm của mình ngoài nhãn mác. Tuy nhiên, những người tiêu dùng như chúng ta, gần như không bao giờ có thói quen đọc nhãn sản phẩm. Và kể cả có đọc thì phần lớn trong số chúng ta cũng sẽ chẳng hiểu gì cả.

Tuy nhiên, khi là một bậc cha mẹ, bạn chắc hẳn không thể bất cẩn như vậy. Bạn không những cần phải đọc nhãn sản phẩm kỹ lưỡng hơn mà còn phải hiểu rõ các thành phần có trong sản phẩm đó là gì, và liệu chúng có làm hại em bé của bạn hay không.

Đa số các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ nhỏ đều có chứa những chất độc hại – những chất có thể có trong các sản phẩm sử dụng trong gara ô tô cho tới các sản phẩm làm sạch nhà bếp. Tệ hơn nữa, những chất độc hại này còn có thể thấm qua da rất nhanh và gây ra căn bệnh ung thư đáng sợ. Và chắc chắn, bạn sẽ không muốn thiên thần bé nhỏ của mình phải tiếp xúc với những chất độc hại này.

Theo một khảo sát năm 2008 của cơ quan chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Mỹ (US Children’s Health Policy), trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có nguy cơ dễ bị tổn thương bởi các chất gây ung thư cao gấp 10 lần so với người lớn. Với một số chất gây ung thư cụ thể, thì con số này thậm chí còn tăng lên tới 65 lần. Kể cả trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2-15 tuổi vẫn có thể nhạy cảm với các chất gây ung thư hơn so với người lớn.

Bởi da của trẻ nhạy cảm và mỏng hơn, nên những chất độc này có thể thấm rất sâu vào các lớp da của trẻ. Những sản phẩm chăm sóc da có chứa chất độc hại không chỉ có hại khi bôi ngoài da mà còn có hại bởi trẻ có thể vô tình nuốt phải bất cứ lúc nào. Dưới đây là một vài thành thần có hại có thể có trong các loại sản phẩm chắm sóc da của trẻ nhỏ.

Paraben

Paraben có thể gây rối loạn hormone và hệ miễn dịch của cơ thể. Paraben cũng có thể làm cản trở sự phát triển của thai nhi. Paraben còn được biết đến là nguyên nhân gây ung thư vú. Paraben có thể gây kích ứng da và có thể gây ra phản ứng dị ứng. Ngoài ra, paraben còn có thể cản trở chức năng của não bộ.

Paraben có thể được tìm thấy trong dầu gội, xà phòng và thậm chí là giấy ướt. Các tên gọi phổ biến của paraben bao gồm methyl, ethyl, propyl và butyl paraben hoặc phối hợp các tên gọi trên.

1,4 dioxane

Mặc dù ethylene oxide được thêm vào để làm giảm sự nguy hại của các chất hóa học, nhưng ethylene oxide lại có thể tạo ra 1.2- dioxane. Ethylene oxide được biết đến là tác nhân gây ung thư vú.

Nếu bạn thấy nhãn sản phẩm có thành phần có đuôi ‘eth’ ở cuối thì có thể đó là dấu hiệu của ethoxylation – quá trình thêm ethylene oxide vào các chất hóa học. Ví dụ, khi natri laurel sulfate trải qua quá trình ethoxylation, nó sẽ được gọi tên là natri laureth sulfate. Nếu bạn nhìn thấy đuôi “eth” (laureth), thì điều đó có nghĩa là sản phẩm hiện tại sẽ có chứa 1,4 – dioxane và là một chất gây ung thư. 1,4 – dioxane được coi là một chất độc với thận, thần kinh, phổi, ngoài ra còn có thể gây ra bệnh về máu và da.

Các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ có chứa 1,4 – dioxane có thể có chứa tồn dư của nitrosamine, formaldehyde, phthalate.

Sulfate

Các hợp chất có chứa sulfate ví dụ như natri lauryl sulfate thường được sử dụng như một chất hoạt động bề măt hoặc chất tẩy rửa sàn gara ôtô, xà phòng rửa xe và chất tẩy nhờn động cơ. Nhưng chất này cũng có thể được sử dụng làm chất tạo bọt trong các sản phẩm dành cho trẻ em và các sản phẩm khác có tạo bọt. Sulfate là thành phần nguy hiểm nhất trong số tất cả các chất, bởi khi được kết hợp với các chất hóa học khác, có thể sẽ dẫn đến việc hình thành nitrosamine – một chất gây ung thư.

Sulfate có thể gây kích ứng da (gây eczema ở trẻ nhỏ) và có thể xâm nhập dễ dàng vào gan, não, tim và mắt, để lại những hậu quả lâu dài. Do protein có thể làm biến tính sulfate nên sulfate có thể sẽ gây thoái hóa màng tế bào, theo như khẳng định trên tạp chí The Journal of the American College of Toxicology. Nếu bạn thấy một sản phẩm được gắn nhãn mỹ phẩm bán tự nhiên (semi natural comestic) thì đó là dấu hiệu cho thấy sản phẩm đó có chứa sulfate.

PEG

PEG hay poly ethylene glycol được tìm thấy trong rất nhiều loại kem, dầu gội hoặc dưỡng ẩm lotion. Đây là một thành phần dầu khoáng có thể gây ung thư và sẽ làm giảm đi độ ẩm tự nhiên trên da của bé. Do vậy, nếu sử dụng các sản phẩm có chứa PEG, thì da của bé thậm chí còn dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Hương liệu tổng hợp

Bạn có biết rằng, cứ 50 người thì sẽ có 1 người nhạy cảm với hương liệu hoặc mùi hương. Một khi đã bị nhạy cảm, thì người đó sẽ có thể sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng bất cứ khi nào tiếp xúc với mùi hương đó. Hương liệu có thể khiến nhiều người lên cơn hen suyễn và là một trong số 5 tác nhân gây dị ứng hàng đầu, cũng là một trong số các tác nhân gây ung thư.

Hương liệu tổng hợp có giá rẻ hơn là hương liệu tự nhiên. Hương liệu tổng hợp có thể gây chóng mặt, mẩn đỏ do dị ứng, đau đầu, đổi màu da, ho dữ dội và nôn mửa. Chúng cũng có thể dẫn đến các rối loạn về thần kinh, các bệnh về mắt và hô hấp.

Có thể có hàng ngàn chất mới tạo ra hương liệu tổng hợp, nhưng tất cả những gì bạn đọc được trên nhãn chỉ là “hương liệu”, do vậy, hãy thận trọng với các sản phẩm có chứa thành phần “hương liệu” như vậy.

Formaldehyde

Mặc dù formaldehyde có thể cản trở sự phát triển của vi khuẩn, nhưng formaldehyde lại có thể hấp thu qua da rất nhanh. Formaldehyde có liên quan với tính nhạy cảm của da và một số loại ung thư. Rất nhiều loại xà phòng, dung dịch xà phòng và dầu gội đầu có chứa formaldehyde hoặc dẫn xuất của formaldehyde. Trong số các loại dẫn xuất, thì Quaternium-15 là dẫn xuất nhạy nhất. Chỉ cần một lượng nhỏ formaldehyde cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, phơi nhiễm formaldehyde có thể dẫn đến u lympho.

Bột talc

Bột talc thường có chứa amiăng. Đa số các loại bột dùng cho trẻ em, phụ nữ và các loại mỹ phẩm có chứa bột talc còn được gọi với tên gọi khác là phấn rôm. Bột talc là một chất gây ung thư và có thể đi vào cơ thể thông qua việc hít phải bột hoặc xịt. Bột talc còn được chứng minh là có thể gây ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Bột talc có thể gây kích ứng phổi, gây ho, nôn mửa và viêm phổi. Ở trẻ em, bột talc có thể dẫn đến suy hô hấp.

Phthalate

Có trong các loại lotion dưỡng ẩm và dầu gội đầu, phthalate là chất có thể sẽ gây dị ứng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Phthalate là chất có thể có mùi thơm nên thường được sử dụng như chất làm mềm.

Phthalate có thể gây ảnh hưởng lên hệ nội tiết của trẻ nhỏ. Phthalate có thể liên quan với việc thay đổi nồng độ hormone, gây u ở vú, dị tật bẩm sinh, tổn thương thận, gan và phát triển ngực sớm ở trẻ gái. Do vậy, bạn hãy tìm kiếm các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ không chứa phthalate (phthalate – free).

Dầu khoáng (petroleum)

Dầu khoáng hoặc các chiết xuất từ dầu khoáng như paraffin, nhựa than, mỡ (petrolatum) và propylene glycol được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da và mỹ pahảm. Dầu khoáng khi được bôi ngoài da có thể có tác dụng như một lớp màng bọc, ngăn không cho các tế bào da thực hiện các chức năng bình thường và do đó, có thể sẽ dẫn đến lão hóa sớm.

Bạn nên nhớ rằng, đa số các loại dầu trẻ em đều là dầu khoáng 100%, và có thể có chứa các tác nhân gây ung thư như PAH (hydrocacbon thơm đa vòng). Thạch làm từ dầu khoáng (mineral oil jelly) có thể có chứa 2 tác nhân gây ung thư nổi tiếng là Benzo-A-Pyrene và Benzo-B-Fluoranthene. Hai chất này sẽ cản trở cơ chế dưỡng ẩm tự nhiên của da. Ngoài ra, các loại kem waxing tẩy lông có nguồn gốc từ dầu khoáng có thể đi vào não và gây ra chứng khó đọc.

Các chất bảo quản

Các chất bảo quản ví dụ như axit benzoic có thể sẽ tạo ra benzene, một tác nhân gây ung thư có liên quan đến bệnh bạch cầu leukemia và các dạng ung thư máu khác. Dầu gội cho trẻ em và các loại lotion dưỡng da là những sản phảm chứa đầy những chất bảo quản như vậy.

Octinoxate

Bạn có thể sẽ muốn bảo vệ trẻ khỏi các tia cực tím UVA và UVB, nhưng bạn cần đảm bảo rằng, loại kem chống nắng mà bạn sử dụng không có chứa octinoxate. Đa số các loại octinoxate đều có thể cản trở các hormone của cơ thể, dẫn đến lạc nội mạc tử cung hoặc cac vấn đề khác về sinh sản.

Không chỉ có 11 chất trên đây, còn rất nhiều các chất hóa học độc hai khác có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Do vậy, hãy trở thành những người tiêu dùng, những ông bố bà mẹ thông thái. Chỉ mua những loại sản phẩm được làm từ các thành phần được công nhận là an toàn. Việc đọc và hiểu được các nhãn sản phẩm không phải là dễ, có thể sẽ khiến bạn mất chút thời gian và công sức. Nhưng nếu việc đó đảm bảo được an toàn cho trẻ, thì cũng rất đáng để làm đấy chứ?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Momjunction
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm