Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cuộc chiến chống tin giả về COVID-19

Khi những báo cáo về các trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ Trung Quốc thì thông tin về virus đó (bao gồm cả các lời đồn đại về nguồn gốc, tính độc hại và khả năng gây tử vong của nó) đã bắt đầu lan truyền chóng mặt trên mạng Wikipedia.

Hơn 18 triệu lượt người trên thế giới đã đăng nhập để đọc những bài viết này, từ đây đã có một tần suất gia tăng các bài viết chính bị chỉnh sửa...

Tin giả về virus Corona đang hoành hành

Ngay khi cuộc khủng hoảng Coronavirus bắt đầu, nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về Wikipedia để đọc thông tin về virus và các rủi ro tiềm tàng của nó, biến bách khoa toàn thư trực tuyến thành nguồn khai thác thông tin cho mạng xã hội.

Sự quan tâm điên cuồng này là một thách thức lớn đối với cộng đồng các biên tập viên tình nguyện của Wikipedia. Họ phải miệt mài triệt tiêu nhiều thông tin sai lệch và đồn thổi. Hàng loạt bài viết liên quan đến COVID-19 ra đời và bài viết chính đã trải qua hơn 6.500 chỉnh sửa bởi hơn 1.200 biên tập viên.

Lấy ví dụ như bản đồ xác nhận các trường hợp bệnh trên Wikipedia đã được đăng trên mạng Twitter và các nhà khoa học liền sử dụng một danh sách những trường hợp đã biết để tạo ra dữ liệu hình ảnh về vụ dịch. Hay trên mạng Reddit, người dùng mạng này đã rôm rả thảo luận về tỷ lệ tử vong do COVID-19 gây ra. Mặt trái của sự quan tâm cuồng nhiệt này là Wikipedia bị biến thành một định dạng mở có thể dễ dàng dùng nó để lan truyền tin giả. Ông James Heilman - bác sĩ cấp cứu người Canada và là biên tập viên lâu năm của Wikipedia, người thường được biết đến dưới cái tên là Doc James cho biết, cộng đồng chỉnh sửa thường tập trung vào những sự kiện tin tức nóng hổi, vì thế mà nội dung tin đó lan đi rất nhanh, virus Corona mới không là ngoại lệ.

Các bác sĩ bận rộn chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: WBNS-10TV Columbus Ohio

Các bác sĩ bận rộn chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: WBNS-10TV Columbus Ohio

Sự vào cuộc của đội ngũ biên tập viên y học của Wikipedia

Ông James Heilman là một phần của WikiProject Medicine (biên tập viên trong nhóm chuyên tập trung chỉnh sửa các thông tin y học) cho hay: Dịch do COVID-19 bùng phát đã khiến các thành viên trong nhóm này bù đầu trong những tuần gần đây. Trang Wikipedia tiếng Anh có liên quan đến dịch COVID-19 đã bị khóa công khai để phục vụ cho công tác chỉnh sửa. Bất kỳ ai muốn chỉnh sửa nội dung đều phải qua một biên tập viên lão làng.

Một trong những vấn đề lớn nhất trên các trang viết về virus Corona là sự căng thẳng giữa các nguồn báo chí và nguồn y tế. Bà Marielle Volz - biên tập viên tình nguyện của Wikipedia giải thích về sự mâu thuẫn này: Truyền thông nuôi một ý tưởng rằng dịch COVID-19 chắc chắn phải đến từ động vật được bán làm thức ăn ngay tại chợ hải sản, bởi vì nhiều cảnh báo sớm đã được phát đi tại đó. Dĩ nhiên điều này có thể xảy ra, nhưng chúng ta sẽ không thể biết đích xác nguồn gốc virus nếu không có thêm các nghiên cứu chuyên sâu.

Bà Marielle cho biết: Bài báo nghiên cứu đầu tiên công bố về nguồn gốc của Coronavirus cho rằng nó đến từ loài rắn. Trên trang Wikipedia, quý vị có thể đọc một bài báo cũ cho rằng loài rắn có mang virus dịch bệnh với nguồn trích dẫn là hãng tin CNN. Tiếp theo đó là loài dơi, rồi đến tê tê, thậm chí có ý kiến cho rằng Coronavirus lan truyền có liên quan đến nạn cháy rừng ở Australia. Đây là một thông tin khó kiểm chứng, không có sẵn nguồn tham khảo...

Trước những thông tin “nhiễu” đó, các biên tập viên như Doc James luôn phải duy trì các tiêu chuẩn biên tập cao nhất, yêu cầu mọi tuyên bố y học đều phải xuất phát từ các nguồn y học được đánh giá chỉn chu để sử dụng các nguồn chất lượng cao nhằm loại bỏ các nguồn tạp nham, thiếu chính xác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lầm tưởng về chủng Coronavirus mới
Phan Bình - Theo Sức khỏe & Đời sống/ wired
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm