Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên nâng ngực bằng mỡ tự thân

Nâng ngực bằng mỡ tự thân có phải là phương pháp tối ưu cho người phụ nữ muốn nâng cấp vòng một hay không?

TS.BS Nguyễn Huy Thọ - nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm Mặt - Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ Hà Nội, tư vấn:

Nâng ngực bằng cách ghép tế bào mỡ (bơm mỡ tự thân) là kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay trong chuyên ngành thẩm mỹ ngoại khoa của thế giới. Ở Việt Nam, kỹ thuật ghép tế bào mỡ đã được thực hiện thành công trong trường hợp diện tích bơm mỡ nhỏ như vùng má, thái dương, môi, sẹo lõm ở chi thể (cánh tay, đùi), môi lớn (âm hộ) của phụ nữ.

Tuy nhiên, việc bơm mỡ với khối lượng lớn như ở phần ngực tại Việt Nam là vấn đề đáng bàn. Sau nhiều năm áp dụng, khá nhiều tài liệu trên thế giới cũng như trong nước bắt đầu đề cập biến chứng khi bơm mỡ vào bầu vú (từ 100-200 ml). Nhiều yếu tố bất lợi xảy ra trong trường hợp này như một lượng mỡ bị xơ hóa, có thể ngấm vôi và tạo ra các hình khối. Những hình khối này sẽ lẫn lộn và gây khó khăn cho những người làm siêu âm, X-quang nhằm phát hiện khối u bất thường trong vú.

Bên cạnh đó, biến chứng khi bơm mỡ là tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng trên khu vực rộng như hai bầu vú là tai họa. Khi lấy một khối lượng mỡ đủ để bơm cho hai bên ngực, nếu mỗi bên 100-150 ml, lượng mỡ cần lấy ra trước khi chiết tách phải là khối lượng rất lớn, từ 1,5-2 lít.

Thông thường, khối lượng mỡ là không đủ, bởi bệnh nhân đã thiếu mỡ ở vùng ngực không thừa mỡ. Tuyến vú rất nhạy cảm với dị vật tạo hình. Mỡ tự thân được đưa vào, dù là từ các bộ phận khác nhau trên cùng một cơ thể vẫn có nguy cơ gây kích thích, tạo u bất thường, vú bị xơ cứng (nếu bơm nông).

Lượng mỡ khi đưa vào phải có một tổ chức nuôi dưỡng rất tốt. Thông thường ở vú, lượng mỡ chỉ tiếp nhận được ít, theo từng dải mỡ, mỗi dải không quá 5 mm đường kính. Vì vậy, người ta phải bơm thành nhiều dải đan xen nhau và trên diện rộng. Nếu bơm ồ ạt sẽ tạo ra khoang chứa mỡ, lõi ổ mỡ sẽ bị hoại tử. Ổ hoại tử không bị nhiễm trùng, sẽ tạo xơ hoặc đám vôi hoá. Tình trạng nhiễm trùng không chỉ gây nguy hiểm cho bộ ngực, mà còn nguy hiểm đến tính mạng khách hàng.

Việc thực hiện phương pháp nâng ngực bằng mỡ tự thân thành công phải đòi hỏi trình độ thẩm mỹ cao và tay nghề bác sĩ lâu năm. Việc này chỉ nên thực hiện tại bệnh viện (phải là bệnh viện phải có quy trình quản lý chặt chẽ và có đủ trang thiết bị chuyên khoa). Tại bệnh viện, cuộc phẫu thuật này sẽ được ê-kíp gồm nhóm gây mê, phẫu thuật, dụng cụ, hồi sức tiến hành. Nếu ê-kíp không đủ người, khi có biến chứng xảy ra, bệnh nhân rất dễ gặp nguy hiểm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nâng ngực: Saline (túi chứa nước biển) hay silicone?

TS.BS Nguyễn Huy Thọ - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm