Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

“Chuyện ấy” khi mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, xung quanh “chuyện ấy” có nhiều câu hỏi đặt ra. Có nên làm chuyện ấy không? Nếu làm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

“Chuyện ấy” khi mang thai

Hưởng lợi từ “chuyện ấy”...

Nhiều chị em mang thai thường lo lắng: Không biết có nên làm “chuyện ấy” hay không, vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Nếu bà mẹ có sức khỏe thai kỳ bình thường, không gặp nguy cơ xấu nào thì việc quan hệ tình dục vẫn bình thường, thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như:

Cải thiện lưu thông máu: Khi mang thai, việc lưu thông máu trong cơ thể gần như tăng gấp đôi để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé. Quan hệ tình dục giúp phục hồi các chức năng của cơ thể với việc sản sinh một số hormon và đảm bảo quá trình lưu thông máu tốt hơn.

“Chuyện ấy” khi mang thai

Quan hệ tình dục giúp máu lưu thông tốt hơn ở phụ nữ mang thai.

Bạn dễ đạt cực khoái: Nhiều mẹ bầu chia sẻ họ dễ dàng đạt cực khoái khi yêu trong thời gian mang thai. Bởi khi “yêu” sẽ làm tăng nồng độ estrogen và progesteron, giúp làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Khi đó vùng kín sẽ trở nên nhạy cảm và cao hứng hơn, giúp bạn dễ lên đỉnh.

Khỏe cho cơ sàn chậu: Quan hệ tình dục đều đặn sẽ giúp vùng cơ sàn chậu của bà bầu thắt chặt và mạnh mẽ hơn, rất có lợi khi mẹ sinh nở.

Tăng khả năng miễn dịch: Khi mang bầu, cơ thể mẹ sẽ giảm khả năng miễn dịch, khiến họ dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Nhưng nếu mẹ làm “chuyện ấy” thường xuyên, sẽ giúp làm tăng Immunoglobulin là một kháng thể giúp tránh nguy cơ bị cảm lạnh và cúm.

Giảm stress, tăng sự gắn bó vợ chồng: Vợ chồng hoạt động chăn gối đều đặn sẽ giúp tăng thêm tình cảm vợ chồng. Sự trao đổi hormon endorphins và oxytocin khi quan hệ cũng giúp mối quan hệ vợ chồng thêm gần gũi, yêu thương. Hơn nữa, khi lượng hormon oxytocin tăng lên cũng khiến em bé gắn kết với mẹ hơn.

Dễ ngủ: “Chuyện ấy” giúp bà bầu dễ có giấc ngủ ngon, nhờ giải phóng hormon endorphins giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Phòng tránh tiền sản giật: Quan hệ tình dục thường xuyên sẽ giúp bà bầu giảm nguy cơ tăng huyết áp là nguyên nhân gây tiền sản giật. Tuy nhiên thai phụ cũng cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, khoa học để cân bằng huyết áp, điều hòa hệ thống miễn dịch.

An toàn 3 tháng đầu thai kỳ:

Trong thời gian này, sự đòi hỏi sinh lý và nhu cầu thoã mãn tình dục của thai phụ có tăng lên đôi chút, do về tâm lý được an định hơn.

“Chuyện ấy” khi mang thai

Phụ nữ mang thai đôi cần tránh “yêu” trong 3 tháng đầu.

Ba tháng đầu, nhu cầu quan hệ thường tăng cao ở nhiều phụ nữ, là do hormon thai kỳ tăng nhanh. Bầu vú trở nên to và dễ bị kích thích hơn. Vùng kín cũng dễ bị kích thích do máu lưu thông ở đây nhiều hơn. Ba tháng đầu, cơ thể người mẹ rất ít thay đổi, bụng còn nhỏ nên việc quan hệ vợ chồng rất thuận lợi. Đây là thời kỳ thai nhi hình thành, nên việc “yêu” của thai phụ cần có những lưu ý để luôn an toàn cho thai nhi. Mặt khác đa số phụ nữ mang thai ba tháng đầu đều có biểu hiện nôn nghén, mệt mỏi, nên kém hứng thú.

Tuy nhiên các trường hợp sau đây, thai phụ nên kiêng quan hệ trong ba tháng đầu thai kỳ: Bạn có tiền sử sẩy thai hoặc có nguy cơ sẩy thai; âm đạo chảy máu không rõ nguyên nhân; hay bị đau bụng hoặc bị chuột rút; mang song thai hoặc đa thai; được chẩn đoán nhau thai thấp (nhau tiền đạo).

Bạn cần lưu ý khi “yêu” trong 3 tháng đầu không tác động, kích thích tình dục quá mạnh, bởi lúc này, túi thai còn bám lỏng lẻo, chưa cấy sâu vào niêm mạc tử cung. Trong tinh dịch có chứa chất nội tiết prostaglandin có tác dụng làm co bóp tử cung dễ gây sảy thai. Việc kích thích đầu vú của thai phụ cũng làm cơ thể phóng thích chất oxytocin nội sinh, là một nội tiết tố có tác dụng gây co bóp tử cung. Vì thế trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn quan hệ phải hết sức nhẹ nhàng, tránh kích thích đầu vú và không để tinh dịch xuất vào trong âm đạo (có thể dùng bao cao su hoặc các biện pháp xuất tinh ngoài... Bạn không nên quan hệ quá lâu, bởi vì sự co bóp của tử cung và sự xung huyết trong thời gian này dễ gây sẩy thai.

Thai phụ có tiền sử sảy thai, đẻ non ở lần có thai trước nên cẩn thận khi quan hệ tình dục trong giai đoạn này, vì sẽ kích thích làm tử cung co bóp gây sảy thai. Thai phụ mắc bệnh tăng huyết áp, mang thai đôi, nhau thai bám thấp, bất thường cổ tử cung... nên tránh sinh hoạt tình dục, nếu muốn quan hệ vợ chồng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trường hợp mẹ bị suy dinh dưỡng nặng, tăng cân ít, da xanh, thai bị suy dinh dưỡng, phải cân nhắc khi quan hệ tình dục. Do tinh trùng có chứa hormon prostaglandin kích thích sự co bóp, nên muốn thực sự an toàn, khi sinh hoạt vợ chồng, bạn nên dùng bao cao su.

Quan hệ trong 3 tháng giữa:

Ba tháng giữa thai kỳ, những cơn ốm nghén đã lùi xa, tâm lý của mẹ bầu khá thoải mái, bụng cũng chưa quá lớn, đặc biệt lượng estrogen tăng lên đáng kể khiến nhiều mẹ bầu thấy ham muốn hơn. Lúc này bào thai đã bám vững chắc vào tử cung của mẹ, bánh nhau đã phát triển, tăng thêm sự bảo vệ cho thai nhi nên những tác động bên ngoài cũng ít gây tác động đến bé hơn.

Tuy nhiên vẫn có những lưu ý cho bạn khi yêu: Mặc dù thai nhi đã được bảo vệ chắc chắn nhưng quan hệ thô bạo cũng cần tránh. Những động chạm nhẹ nhàng sẽ giúp cả hai cùng thăng hoa nhưng không khiến cho tử cung co bóp quá đà hay xung huyết do các kích thích tình dục khiến cho thai bị sẩy. Bạn cũng nên dùng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Các kích thích tình dục như tác động vào nhũ hoa hay bụng cũng nên hạn chế, vì kích thích quá mạnh cũng có thể gây ra sẩy thai hay đẻ non. Tuy thai nhi chưa quá lớn nhưng bụng mẹ cũng đã to, bạn nên lựa chọn các tư thế không đè lên bụng khiến cho cả mẹ và bé khó chịu.

Một số trường hợp nên tránh quan hệ trong ba tháng giữa là: Thai phụ đã từng bị sẩy thai hay sinh non thì nên tránh quan hệ tình dục cả 9 tháng thai kỳ. Nếu mẹ bầu thấy đau bụng hay ra huyết sau khi quan hệ thì nên đi khám ngay. Người bị lãnh cảm, stress hay cảm thấy sợ quan hệ, dù là vấn đề về tâm lý, nhưng nó cũng tác động đến thai phụ như các tác động cơ học, nên bạn hãy chia sẻ với chồng để tránh quan hệ. Bạn bị suy nhược, suy dinh dưỡng hay thai nhi bị suy dinh dưỡng cũng nên tránh quan hệ. Bạn bị tăng huyết áp, nhau thai bám thấp, cổ tử cung bất thường, thai đôi… đều nên tránh sinh hoạt tình dục.

Vui vẻ 3 tháng cuối:

Trong 3 tháng cuối, bụng bà bầu đã khá lớn, dễ gây mệt mỏi và kiệt sức. Chuyện chăn gối của thai phụ cũng giảm đi rất nhiều. Thời gian này còn các nguyên nhân khác như sưng khớp, phù chân, đau lưng, ợ nóng... khiến thai phụ đau nhức, khó chịu nên ít hứng thú chuyện chăn gối.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn thấy thoải mái với cái bụng to khi quan hệ, thì nên tận hưởng đời sống tình dục bình thường. Nếu thai kỳ hoàn toàn bình thường, có nghĩa là chuyện bạn có quan hệ vào 3 tháng cuối cũng không mang lại bất kỳ tác động tiêu cực nào. Chỉ có điều bạn cần lựa chọn những tư thế, không gian quan hệ cho phù hợp, tránh đè lên vùng bụng.

Những trường hợp không nên quan hệ vào 3 tháng cuối gồm: khi có bất kỳ vấn đề gì về nhau thai; được chẩn đoán nhau tiền đạo, thì nên tránh quan hệ để không làm chảy máu thai nhi. Bạn có dấu hiệu chảy máu âm đạo, nước ối rò rỉ, thì việc quan hệ cũng có thể gây nhiễm trùng cho thai nhi. Bạn có tiền sử sinh non, hoặc có các cơn co thắt ở tử cung trong thai kỳ, cũng phải kiêng “chuyện ấy”. Tư thế quan hệ an toàn trong 3 tháng cuối, cần chọn tư thế phù hợp để không tạo áp lực lên cơ thể cũng như không tỳ đè lên bụng của thai phụ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mang thai có nên ngừng quan hệ tình dục?

ThS. Nguyễn Lan - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm