Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chứng bệnh “trầm kha” của thầy cô giáo

Một chứng bệnh hay gặp ở thầy cô giáo sau nhiều năm gắn bó với giảng đường là khàn tiếng. Chứng khàn tiếng ở thầy cô giáo thường do 3 nguyên nhân chính: viêm thanh quản mạn, hạt xơ dây thanh và cuối cùng là polyp dây thanh.

Trong lòng thanh quản có một cấu trúc gọi là dây thanh. Không khí được hít vào, thở ra khi đi ngang qua đây làm rung động dây thanh tạo nên âm thanh. Nói nhiều, nói to, la hét, nói lâu làm tổn thương dây thanh (thầy cô giáo, diễn viên kịch, người bán hàng, nhân viên sàn giao dịch chứng khoán…). Khi dùng dụng cụ nội soi dây thanh sẽ thấy các dạng thương tổn khác nhau trên dây thanh như: dây thanh dày và cứng, rung động kém (trong viêm thanh quản mạn), trên dây thanh có hạt xơ (trong hạt xơ dây thanh) hay có một “cục thịt thừa” trên dây thanh (còn gọi là polyp dây thanh). Các  tổn thương như hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh nếu để lâu không điều trị, hoặc điều trị không đúng phương pháp hoặc phẫu thuật có sai sót sẽ làm dây thanh bị “lõm” (lúc này bệnh nhân sẽ bị giọng “mái”, tức là nam nói giọng nữ và nữ lại nói giọng nam).

Viêm thanh quản mạn:

Nói nhiều trong thời gian dài gây nên viêm mạn tính lớp niêm mạc thanh quản khiến khàn tiếng, đôi khi mất tiếng hay tiếng nói “khào khào”. Rất dễ nhận thấy bệnh này khi nội soi thanh quản. Một khi bị bệnh, nên tuân thủ các phép điều trị sau:

- Nghỉ ngơi, hạn chế nói, hạn chế nói nhiều và nói to, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như miccrô, loa.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trà ấm. Bổ sung vitamin, hoa quả tươi.

 

- Thường xuyên vệ sinh mũi họng. Điều trị dứt điểm các bệnh: viêm họng, viêm xoang, viêm amiđan.

- Tránh các yếu tố kích thích: lạnh, khói bụi, thuốc lá: đeo khẩu trang, quàng khăn ấm.

- Chườm nóng trước cổ, súc miệng nhiều lần bằng trà, ngậm mật ong chanh.

- Không nên uống nước đá, khạc nhổ ảnh hưởng tới thanh quản.

- Tạo sự điều hòa giữa phát âm và thở.

- Xông hơi với các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như: lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, sả… Khí dung, chấm thuốc, bơm thuốc thanh quản hàng ngày.

Rất dễ nhận thấy viêm mạn tính niêm mạc thanh quản khi nội soi

Hạt xơ dây thanh:

Trên 2 dây thanh có hạt xơ làm cho 2 dây thanh khép không kín hoặc rung không đều. Làm cho phát âm nặng nề, tình trạng giọng nói ngày càng khàn, hay hụt hơi, gắng sức khi nói. Mức độ khàn phụ thuộc kích thước hạt xơ. Khàn giọng tăng nặng lên khi bị cảm lạnh, khi bị viêm họng hay khi la hét, hát hò nhiều. Cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị sau:

- Tạm ngưng nói: bước điều trị đầu tiên. Giúp cải thiện chất giọng do giảm phù nề, teo bớt hạt xơ, nhưng triệu chứng khàn không rút lui hẳn. Triệu chứng khàn có thể tăng dần, ngoại trừ điều chỉnh tần suất và tần số giọng nói cho phù hợp (tức là thay đổi thói quen nói lớn, nói nhiều).

- Dùng thuốc kháng viêm: giảm phù nề, qua đó có giảm bớt khàn, nhưng không giải quyết tận gốc chứng khàn tiếng.

- Luyện âm: một phương pháp điều trị. Mục đích của luyện âm là giúp bệnh nhân nhận ra  tình hình và những thói quen xấu của giọng nói sẽ sinh ra hạt dây thanh, từ dó giúp bệnh nhân tìm ra phương pháp cho giọng nói để giảm bớt tác động lên dây thanh. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả khi phát hiện sớm và cần nhiều thời gian lẫn công sức. Luyện âm giúp dây thanh mềm mại, uyển chuyển hơn nhằm cải thiện chất lượng giọng nói.

- Thủ thuật cắt hạt xơ: đa số trường hợp, khi hạt xơ đã xuất hiện trong một thời gian dài, các phương pháp  điều trị khác đã lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không cải thiện được khàn giọng thì phương pháp này sẽ giải quyết tận gốc chứng khàn giọng.

Polyp dây thanh:

Ngoài triệu chứng khàn tiếng, bệnh nhân còn cảm thấy có vật gì vướng mắc trong cổ họng, phải khạc nhổ thường xuyên. Phương pháp điều trị triệt để là cắt polyp qua nội soi.

BS. NGÔ VĂN TUẤN - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm