Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chứng ăn đêm - Phần 1

Bạn có bám sát chế độ ăn kiêng vào ban ngày, nhưng lại bỏ quên chế độ ăn kiêng vào ban đêm? Có lẽ bạn không bao giờ đói vào buổi sáng và có bữa ăn đầu tiên vào buổi chiều. Nếu bạn thường xuyên ăn một lượng lớn thức ăn vào ban đêm, thậm chí thức dậy để ăn, bạn có thể bị rối loạn ăn uống, gọi là hội chứng ăn đêm (Night eating syndrome - NES).

Những người bị NES hoặc đang sống với người có vấn đề này có thể nhận thấy những dấu hiệu nhất định trong nhà.

Bạn có thể tìm thấy mớ hỗn độn trong bếp hoặc thiếu thức ăn, cho thấy ai đó đã ăn thức ăn vào giữa đêm. Đây là những dấu hiệu cho thấy ai đó trong nhà có thể mắc hội chứng ăn đêm.

Những người bị NES thường ăn vì họ tin rằng nó sẽ cải thiện giấc ngủ hoặc giúp họ ngủ lại. Những người bị NES thường cho biết buổi sáng không thèm ăn hoặc ăn lượng thức ăn không đáng kể. Họ thường trải qua cảm giác tội lỗi và xấu hổ liên quan đến việc ăn uống của họ.

Chẩn đoán

Hội chứng ăn đêm hiện được phân loại là một Rối loạn ăn uống. Các tiêu chuẩn chẩn đoán chính của NES là các đợt ăn lặp đi lặp lại vào ban đêm, bao gồm: thức dậy để ăn, tiêu thụ quá nhiều thức ăn sau bữa ăn tối, và cảm giác hối lỗi khi nhớ lại việc ăn đêm.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bổ sung cho NES bao gồm: ít nhất 25% lượng thức ăn được tiêu thụ sau bữa ăn tối của ba tháng trở lên; và việc ăn vào ban đêm xảy ra ít nhất hai lần mỗi tuần trong ba tháng trở lên.

Những người bị NES có thể ăn quá độ (nghĩa là ăn một lượng lớn thực phẩm trong một khoảng thời gian ngắn trong khi cảm thấy mất kiểm soát).

Những người bị NES dường như bị gián đoạn nhịp sinh học của họ, quá trình sinh học điều chỉnh giấc ngủ và nhu cầu ăn theo chu kỳ tự nhiên của ánh sáng và bóng tối. Ở người, sự thèm ăn và tiêu thụ thực phẩm có xu hướng tương ứng chặt chẽ với giờ thức giấc. Các cá nhân bị NES duy trì chu kỳ ngủ bình thường nhưng kiểu ăn uống bị trì hoãn. Một nghiên cứu cho thấy những người bị NES tiêu thụ 56% lượng calo của họ trong khoảng từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng trong khi những người bình thường chỉ tiêu thụ 15% lượng calo của họ trong khung thời gian này.

NES được mô tả lần đầu tiên vào năm 1955 bởi bác sĩ tâm thần Albert Stunkard, người đã xem NES như một biến thể hành vi của béo phì. Kết quả là, NES thường được nghiên cứu trong bối cảnh nghiên cứu về béo phì. So với các rối loạn ăn uống khác, NES đã được nghiên cứu một cách thận trọng. Uớc tính khoảng 1,5% dân số có NES; và gặp nhiều hơn ở những nhóm người nhất định: từ 6-14% số người béo phì đã giảm cân và 9-42% số người đã thực hiện phẫu thuật giảm cân.

Đánh giá NES có thể được thực hiện thông qua Bảng câu hỏi ăn đêm (NEQ) hoặc Thang chẩn đoán ăn đêm (NEDS), trong đó người bệnh tự điền câu trả lời. Các bác sỹ thường sử dụng NESHI để phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và chẩn đoán xác định.

Rối loạn liên quan

Một người có thể mắc NES và một rối loạn ăn uống khác đồng thời. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 7-25% những người bị NES cũng mắc chứng rối loạn ăn uống quá độ. Trong số những người mắc chứng ăn-ói, 40% bệnh nhân nội trú và 50% bệnh nhân ngoại trú có các triệu chứng ăn đêm. Như vậy, NES có thể được coi là một biến thể cụ thể của chứng rối loạn ăn uống quá độ hay chứng ăn-ói, thể hiện một mô hình sinh học bị gián đoạn của việc ăn uống và ăn uống đáng kể trong giờ ngủ.

Một rối loạn tương tự, nhưng khác biệt là rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ (SRED). SRED chủ yếu là rối loạn giấc ngủ, trong khi NES chủ yếu là rối loạn ăn uống. Sự khác biệt chính là những người bị SRED ăn trong khi ngủ hoặc trong trạng thái chạng vạng giữa giấc ngủ và sự tỉnh táo, và không nhận thức được những gì họ đang làm. Họ thường thức dậy để tìm thức ăn trên giường và không có ký ức về việc ăn.

Ngược lại, những người bị NES hoàn toàn tỉnh táo trong khi họ đang ăn và nhớ lại sau đó. Trong một số nghiên cứu, một tỷ lệ cao những người bị SRED đã sử dụng thuốc tâm thần theo toa, điều này có thể chỉ ra rằng những loại thuốc này có liên quan đến chứng rối loạn. Bệnh nhân mắc NES thường bị trầm cảm và lo lắng. Họ cũng có thể có tiền sử lạm dụng chất gây nghiện.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của NES vẫn chưa được biết. Một số ý kiến cho rằng NES liên quan đến sự mất cân bằng hormone làm gián đoạn mô hình ăn uống. Một số nghiên cứu ghi nhận thói quen thức khuya và ăn khuya - rất phổ biến ở các sinh viên đại học - nếu kéo dài liên tục trong một thời gian quá dài có thể sẽ làm xuất hiện NES và khó có thể xóa bỏ ngay được. 

NES cũng có thể là một phản ứng với chế độ ăn kiêng. Khi một người giảm lượng thức ăn trong ngày và cơ thể rơi vào tình trạng thiếu năng lượng bổ sung, dẫn đến kích thích ăn muộn là một phản ứng bình thường. Theo thời gian, việc ăn vào ban đêm có thể trở khó xóa bỏ.

(...) còn tiếp

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sai lầm thường gặp khi giảm cân

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywellmind
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm