Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho trẻ tiếp xúc với bơi lội

Biết bơi là một kỹ năng quan trọng mà tất cả trẻ em nên được học. Bơi lội có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, mang đến rất nhiều niềm vui, và là hoạt động vừa mang tính chất vui chơi, vừa mang tính chất thể thao. Ngoài ra, học cách giữ an toàn khi ở dưới nước đôi khi có thể cứu được tính mạng của rất nhiều người.

Cho trẻ tiếp xúc với bơi lội

Nhưng liệu con bạn có quá nhỏ để học bơi không? Với những bài tập bơi chính thức, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng nên đợi đến khi trẻ đủ 4 tuổi để bắt đầu học. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và những trẻ dưới 4 tuổi cũng có thể bắt đầu các khóa học cùng với cha mẹ để trẻ có thể cảm thấy thoải mái hơn khi ở dưới nước.

Cho trẻ tiếp xúc với bơi lội thông qua những chương trình như vậy là một cách tốt để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi và tận hưởng những khoảnh khắc khi ở dưới nước. Đây cũng là thời điểm giúp trẻ chuẩn bị cho những bài học bơi thực sự, khi trẻ đủ tuổi. Dưới đây là hướng dẫn theo từng độ tuổi các hoạt động dưới nước thích hợp cho trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi.

Từ 6 tháng đến 1 tuổi

Mặc dù trẻ ở độ tuổi này được coi là quá nhỏ cho những chương trình học bơi chính thức, nhưng chúng có thể có được rất nhiều lợi ích từ các lớp học tiếp xúc với nước theo từng độ tuổi. Các lớp học này bao gồm các trò chơi nhẹ nhàng ở dưới nước như:

  • Chỉ cho trẻ cách làm thế nào để dùng tay vẩy nước bắn tung tóe
  • Giữ trẻ và cho trẻ di chuyển nhấp nhô trong nước, mục đích là để trẻ làm quen với cảm giác cơ thể ở trong nước
  • Hát những bài hát trong khi bạn từ từ xoay em bé ở dưới nước, giữ đầu của em bé ở trên mặt nước.
Một số điều nên nhớ khi tham gia những lớp học này:
  • Luôn giữ em bé trong vòng tay bạn hoặc trong vòng tay của người hướng dẫn
  • Giữ đầu của em bé ở trên mặt nước. Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ dưới 3 tuổi bị ngập đầu trong nước.

Luôn ý thức được về các nguy cơ xung quanh bể bơi, vì trẻ rất nhỏ có thể sẽ bị chết đuối khi mực nước rất thấp (dưới 2.5cm) trong vòng 30 giây.

2 tuổi – 3 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này vẫn quá nhỏ cho những bài tập bơi chính thức, nhưng chúng sẽ rất tò mò và rất thích hoạt động trong bể bơi ở độ tuổi này. Bạn nên cân nhắc đến việc tham gia vào một chương trình dành cho cha mẹ và con, hoặc đi bơi cùng trẻ, miễn là bạn đảm bảo rằng, bạn luôn giữ chặt trẻ. Dưới đây là các hoạt động thích hợp với những trẻ 2-3 tuổi tại bể bơi:

  • Các trò chơi khiến trẻ di chuyển cánh tay và chân. Ví dụ, mang theo một trái bóng có thể nổi trên bể bơi và bảo trẻ cố gắng đuổi theo trái bóng đó khi trái bóng đang trôi ở trước mặt trẻ (với điều kiện là bạn vẫn giữ trẻ)
  • Không chìm hẳn đầu xuống nước, nhưng bạn vẫn có thể hướng dẫn trẻ cách úp một phần mặt xuống nước và tạo ra các bong bóng
  • Giúp trẻ học cách nổi trên mặt nước, đảm bảo rằng bạn vẫn đang giữ trẻ, cơ thể của trẻ thẳng và đầu của trẻ vẫn ở trên mặt nước.
Khi đủ 3 tuổi, trẻ có thể bắt đầu một vài trò chơi và hoạt động mà không có sự hỗ trợ của bạn. Tuy nhiên, trẻ có thể cảm thấy quá tự tin trong nước mặc dù chưa biết cách bơi thực sự là như thế nào. Do vậy, không bao giờ để trẻ một mình trong bể bơi, kể cả trong khoảng thời gian dưới 1 phút. Trẻ ở độ tuổi này cần được theo dõi liên tục khi đi bơi

Từ 4-6 tuổi

Khi đủ 4 tuổi, trẻ có thể có khả năng học được các kỹ năng cần thiết để nổi trên mặt nước. Đây là thời điểm thích hợp để đăng ký cho trẻ các lớp học bơi chính thức. Nếu trẻ vẫn chưa cảm thấy thoải mái khi ở trong nước, bạn nên đăng ký cho trẻ các lớp học để trẻ làm quen với nước trước. Một số  lớp học sẽ cho phép cha mẹ cùng tham gia trong buổi đầu tiên. Các lớp học dành cho độ tuổi này sẽ giúp trẻ:

  • Học cách nổi ở trên mặt nước mà không cần hỗ trợ
  • Ngụp đầu dưới nước trong khoảng thời gian 10 giây
  • Giúp trẻ học cách từ đứng dưới nước cho đến bơi dưới nước một cách độc lập
  • Sử dụng chuyển động của chân và cánh tay để đẩy nước trong khi bơi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em có thể học bơi tốt nhất khi được 5 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, họ vẫn có thể đánh giá quá cao khả năng của trẻ, vì vậy, bạn vẫn cần đảm bảo rằng, các hoạt động tại bể bơi của trẻ được người lớn giám sát chặt chẽ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cẩn trọng với bệnh viêm tai cấp tính ở trẻ nhỏ
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm