Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn và nguyên tắc bù nước điện giải cho trẻ bị nôn

Điều chỉnh chế độ ăn là phù hợp là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với trẻ bị nôn.Trong thời gian bé nôn và trong vòng 8 giờ sau khi ngừng nôn, tốt nhất chỉ cho bé uống các loại dung dịch bù nước điện giải với khối lượng nhỏ, không nên cho bé dùng sữa.

Chế độ ăn và bù nước điện giải 
- Sau khi bé nôn
Nên để dạ dày nghỉ hoàn toàn trong vòng ít nhất 30 - 60 phút. Sau thời hạn này có thể bắt đầu cho trẻ thử một thìa con Oresol (5 ml), nếu bé giữ được dịch này thì cho uống lại một thìa sau 3-5 phút. Cho trẻ uống nhiều lần với số lượng nhỏ tốt hơn là uống một lần nhiều dịch, số lượng cụ thể như sau:
  • Với trẻ <1 tuổi: cho uống 5-10 ml Oresol mỗi 5 phút (dùng thìa hoặc bơm tiêm không kim). Nếu chưa có Oresol trong tầm tay, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa theo cách trên. 
  • Với trẻ >1 tuổi: cho uống 5-15 ml Oresol (tùy theo tuổi) mỗi 5 phút. 
Một sai lầm mà phụ huynh thường mắc trong chăm sóc trẻ bị nôn là không chia nhỏ và tăng dần lượng dịch mà cho bé uống nhiều dịch cùng một lúc. Lượng dịch lớn này có thể kích thích dạ dày, khiến trẻ nôn trở lại.  
- 4 giờ sau khi ngừng nôn:
  • Tăng lượng dịch gấp đôi. 
  • Nếu trẻ nôn trở lại khi uống lượng dịch này thì cần cho dạ dày nghỉ hoàn toàn trong 1 giờ và bắt đầu lại với lượng dịch nhỏ hơn. Phương pháp cho bé uống từng thìa này hiếm khi thất bại. 
- 8 giờ sau khi ngừng nôn 
Một sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi chăm trẻ bị nôn là cho trẻ ăn thức ăn đặc quá sớm và để trẻ ăn uống bao nhiêu tùy thích. Việc tuân thủ các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bé sớm phục hồi: 
  • Điều chỉnh chế độ ăn từ từ và trở lại chế độ ăn bình thường trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu ăn trở lại.  
  • Dùng thực phẩm nhẹ, dễ tiêu như cháo, bánh quy mặn (để cung cấp thêm muối), bánh mỳ. Sau khi những thực phẩm này được dung nạp mới chuyển dần sang cơm, thực phẩm giàu cacbohydrat hay giàu đạm, nhưng nên tránh thực phẩm nhiều chất béo và thức ăn nhiều gia vị. 
  • Với trẻ đang dùng sữa công thức thì nên giảm lượng sữa khoảng 30-50 ml mỗi lần bú. 
  • Đối với trẻ lớn hơn, nên ngừng dùng sữa, các chế phẩm sữa và thực phẩm nhiều chất béo trong vòng vài ngày vì dạ dày của trẻ gặp khó khăn trong hấp thu những thực phẩm này.
  • Tránh không cho trẻ tiếp xúc với các mùi vị mạnh như nước hoa, khói thuốc lá, mùi thức ăn đang nấu. 
Chế độ ăn cho trẻ bú mẹ
  • Vấn đề then chốt là cho bé bú ít hơn bình thường. 
  • Nếu bé mới nôn một lần thì không cần thay đổi chế độ ăn. 
  • Nếu bé nôn hai lần thì có thể tiếp tục cho bé bú mẹ nhưng chỉ cho bú một bên và kéo dài 5 phút, các cữ bú cách nhau 30-60 phút. Sau 4 giờ không nôn thì trở lại chế độ ăn bình thường, cho bé bú đủ cả 2 bên.
  • Nếu trẻ nôn nhiều lần thì cần chuyển sang dùng Oresol trong vòng 4 giờ. Dùng thìa hoặc bơm tiêm cho bé uống 5-10 ml Oresol mỗi 5 phút. 
  • Nếu bé đi tiểu ít hơn bình thường, có thể cho uống Oresol xen kẽ các cữ bú trong vòng 24 giờ.
Thuốc uống 
  • Nếu có thể thì nên tránh cho trẻ uống bất kỳ thuốc gì trong vòng 8 giờ sau khi nôn. Thuốc uống có thể kích thích dạ dầy và khiến bé nôn nhiều hơn. 
  • Nếu bé sốt cao và không thể giữ lại các thuốc uống đường miệng thì nên dùng thuốc paracetamol dạng đặt hậu môn để hạ nhiệt. 
  • Chỉ nên dùng thuốc chống nôn khi thật sự cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ. 
Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?  
  • Trẻ nôn liên tục và tiêu chảy phân toàn nước. 
  • Nôn giai đoạn 1 kéo dài hơn 8 giờ (trẻ <1 tuổi), 12 giờ (trẻ 1-3 tuổi), 16 giờ (trẻ >3 tuổi)
  • Có biểu hiện mất nước (không tiểu tiện trong vòng 8 giờ, miệng khô, khóc không nước mắt).
  • Nôn ra nhiều máu: Nếu vết rách ở họng quá lớn do áp lực của các cơn nôn, trẻ có thể mất nhiều máu và cần được đưa đi cấp cứu ngay. Rất may điều này hiếm khi xảy ra, đa phần các vết rách đều nhỏ, chỉ gây chảy máu nhẹ. 
  • Đau bụng ngoài cơn nôn.
  • Lơ mơ, khó đánh thức, mê sảng.
  • Nghi viêm màng não nếu trẻ đau đầu dữ dội, có hiện tượng đau và cứng gáy, sốt cao, nôn vọt. 
  • Nghi nhiễm trùng tiết niệu nếu trẻ sốt cao, nôn và đái buốt.
 
Chăm sóc
- Sau khi nôn, nhắc bé súc miệng bằng nước sạch vì chất nôn có vị chua rất khó chịu. Trẻ nhỏ chưa biết súc miệng có thể uống một chút nước.
 
- Trẻ thường cảm thấy lạnh, toát mồ hôi hay mệt mỏi sau khi nôn. Dùng khăn ẩm lau mặt cho con và để bé nghỉ ngơi. Đa số trẻ muốn đi ngủ ngay sau khi nôn, điều này cũng tốt cho bé. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của con và chuẩn bị sẵn sàng để giúp nếu bé tiếp tục nôn.
 
 
Diễn biến thông thường của nôn trong viêm dạ dày ruột và cách xử lý 
Giai đoạn 1: Nôn mạnh, các lần cách nhau 5 - 30 phút.
  • Lúc này đừng tìm cách cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì vì thực phẩm đưa vào sẽ bị nôn ra hết. Nên cho ruột nghỉ hoàn toàn và chờ cho những cơn nôn nặng nề nhất kết thúc. 
  • Nếu trẻ đòi bú hoặc uống nước thì chỉ cho bé nhấp mỗi lần một vài ngụm nhỏ, và cũng khó hi vọng trẻ giữ được những thứ này trong người. 
Giai đoạn 2: Nôn thưa hơn, các lần cách nhau 1-2 giờ 
  • Cho trẻ nhấp một chút dịch, các lần cách nhau 5-10 phút.
  • Hai loại dịch tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ và Oresol.
  • Không cho trẻ uống các loại nước chứa nhiều đường vì các thứ nước này sẽ làm tăng tình trạng tiêu chảy và mất nước. 
Giai đoạn 3: nôn giảm còn 2-4 lần mỗi ngày rồi ngừng hẳn 
  •  Lúc này trẻ lớn có thể ăn nhẹ trở lại.
  • Trẻ bú mẹ thì tiếp tục bú mẹ
  • Trẻ nuôi bộ có thể bắt đầu dùng sữa công thức trở lại. Một số phụ huynh nhận thấy việc pha loãng sữa công thức với một nửa Oresol giúp bé dung nạp tốt hơn.
  • Cho bé uống Oresol như trong giai đoạn 2.
  • Đừng quá lo lắng nếu bé nôn những thức ăn vừa dùng. Có thể việc cho bé ăn trở lại vào lúc này là còn sớm, bạn nên lùi lại một bước và thực hiện các chỉ dẫn trong giai đoạn 2 cho tới khi các cơn nôn dịu lại.
Một số lưu ý:
  • Bé có thể khá lên một hay hai ngày rồi nôn trở lại. Điều này không có gì nguy hiểm. Cha mẹ cần tiếp tục đánh giá tình trạng bệnh của bé theo 3 giai đoạn nêu trên và áp dụng cách xử lý thích hợp.
  • Bé có thể sốt cao trong vài ngày.
  • Có thể thấy những tia máu trong chất nôn của bé. Đó là máu chảy ra từ những vết rách nhỏ ở cổ họng do áp lực tăng khi trẻ nôn. Điều này không nguy hiểm và sẽ tự hết.
  • Nôn thường kết thúc sau 6-24 giờ, thay đổi trong chế độ ăn có thể giúp ngăn ngừa nôn quá mức và mất nước. 
  • Tiêu chảy (nếu có) thường kéo dài vài ngày. 
  • Nếu bé nôn kéo dài hơn 24 giờ mà không có tiêu chảy đi kèm thì có thể bé bị bệnh lý gì đó nguy hiểm hơn. 
BS Trần Thu Thủy - Theo Bv Nhi TW
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm