Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn uống khi cho con bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Vì vậy, khi cho con bú trong sáu tháng đầu đời hoặc hơn, các bà mẹ cần phải được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Chế độ ăn uống khi cho con bú

Uống đủ nước 

88% sữa mẹ là nước. Lượng sữa có thể tăng từ 50 ml trong ngày đầu tiên, về sau có thể lên tới tới 750 ml khi sữa mẹ đã ổn định. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh, nước là yếu tố cần thiết nhất.

Nên uống 1,5 đến 2 lít nước một ngày. Một số bà mẹ cần uống nhiều nước mỗi ngày hơn khi lượng sữa đã ổn định. Khát là dấu hiệu tốt của việc háo nước. Nếu các mẹ lo mình quên uống nước, thì có thể đổ nước ra một cái bình và cố uống hết khi hết ngày. Ngoài nước lọc, các mẹ có thể bổ sung nước hoa quả hay nước canh.

Nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình tiết sữa ở mẹ có thể lên tới 500 kcal một ngày. Do đó các mẹ nên ăn đủ các nhóm thực phẩm như rau quả, thịt, cá và tinh bột để đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Hầu hết các bà mẹ đều trải qua thời kỳ đói lả trong khi cho con bú. Nên cẩn thận nếu như các mẹ không tăng cân nhiều khi cho con bú. Vì vậy, chọn những thực phẩm tinh khiết như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau xanh và những sản phẩm ít chất béo, thịt nạc, cá, thịt gà, trứng, đậu, các loại hạt để tối ưu hóa lượng dinh dưỡng tổng thể trong chế độ ăn uống.

 

88% sữa mẹ là nước. Ảnh minh họa

Bổ sung những chất béo cần thiết

50% calo đến từ chất béo. Chất béo là chất dinh dưỡng quan trọng cho chế độ ăn uống, vì vậy nên bổ sung đầy đủ hằng ngày. Chọn các loại chất béo không bão hòa, đặc biệt là những chất béo cung cấp axit béo cần thiết như DHA và ARA, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ và mắt của trẻ. Chất béo từ cá như cá hồi, cá ngừ và cá thu là những nguồn cung cấp DHA tốt. Ăn đủ 2 phần chất béo cá trong một tuần sẽ cung cấp đủ DHA cần thiết. Thịt, các loại gia cầm và trứng là những nguồn cung ARA tốt.

Vitamin quan trọng

Nguồn cung vitamin tăng ngày một nhiều trong quá trình cho con bú, đặc biệt là vitamin A, C và các loại vitamin B, bao gồm axit folate và B12. Bà mẹ có chế độ ăn uống không đầy đủ sẽ không được cung cấp đầy đủ vitamin, đặc biệt là vitamin hòa tan trong nước như vitamin B và vitamin C, có trong sữa mẹ. Vì vậy, bổ sung đa dạng các thực phẩm tinh khiết cho một chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp các bà mẹ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn.

Chất khoáng chủ yếu

Nhu cầu chất khoáng cần thiết, đặc biệt là i-ốt và kẽm, tăng đáng kể trong thời kỳ cho con bú. I-ốt được tìm thấy trong hải sản, rong biển, sữa, trứng và thịt gia cầm. Thịt lợn, thịt gia cầm, sữa, các loại hạt và đậu là nguồn cung chất kẽm tốt.

Vitamin và chất khoáng thực sự cần thiết khi cho con bú. Ảnh minh họa

Thực phẩm nên tránh

Dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ nhỏ ở giai đoạn này, do đó, các bà mẹ nên ăn thực phẩm sạch và an toàn. tránh để ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩn sẽ làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể.

Mẹ nên tránh các loại thực phẩm có cồn vì nó có thể đi qua đường sữa mẹ và ảnh hưởng tới sự tỉnh táo và khả năng bú của trẻ. Hạn chế chất cafein tới ít hơn 200 mg mỗi ngày vì chất đó có thể làm trẻ khó chịu. Tránh ăn các loại cá to như cá mập, cá kiếm và cá kình vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân, nhóm chất polychlorinated biphenyls (PCBs), và nhóm chất dioxin cao, có thể gây hại cho sự phát triển hệ thống thần kinh ở trẻ.

Các mùi vị như tỏi hay hành cũng sẽ đọng lại trong sữa mẹ. Một vài trẻ sơ sinh nhạy cảm với sự thay đổi mùi sữa mẹ, có thể sẽ bú ít đi. Vì vậy, các bà mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và tránh xa những thực phẩm kể trên khi cho con bú.

Thông tin thêm trong bài viết: Những thắc mắc thường gặp khi đang cho con bú

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm