Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảnh giác với viêm âm hộ- âm đạo khi bé bị nhiễm giun kim

Bé Trang (5 tuổi, Lạng Sơn) được đưa đi khám do hay ngứa ở vùng kín. Bé có tiền sử mắc giun kim từ năm 2 tuổi nhưng tẩy giun không đều đặn. Đưa con đến bệnh viện, người mẹ sửng sốt khi được bác sĩ thông báo con gái bị viêm âm hộ-âm đạo.

Trẻ mắc giun kim thường rất ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu

Theo lời mẹ bé Trang, gần đây con gái chị có nhiều biểu hiện lạ: bé thường xuyên đưa tay gãi ở chỗ kín, đêm ngủ hay trằn trọc. Khi giặt đồ cho con, chị phát hiện thấy có nhiều dịch vàng đục dính ở quần nhỏ của bé.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé Trang được các bác sĩ thăm khám, và làm các xét nghiệm để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, dị dạng bộ phận tiết niệu sinh dục. Khi soi phân của trẻ, các bác sĩ nhận thấy có nhiều trứng giun.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thu Hiền-Khoa Điều trị Tự Nguyện A, bệnh giun kim gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biên nhất là ở trẻ em. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác và tái nhiễm nhiều lần do vệ sinh kém.

Ở một số trẻ gái mắc giun kim, giun có thể mang theo phân từ hậu môn chui vào âm đạo gây viêm nhiễm âm hộ-âm đạo. “Tại phòng khám, tình trạng trẻ gái mắc bệnh viêm âm hộ- âm  đạo do giun kim không phải là hiếm gặp. Nhiều bà mẹ biết con mắc giun, nhưng tẩy giun cho trẻ không đúng cách, không đủ liều nên trẻ hay bị tái nhiễm. Các mẹ này chỉ đưa con đi khám khi bé đã có nhiều biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng như: âm hộ đỏ, đau, có mùi hôi, dịch tiết âm đạo bất thường, trẻ đau khi đi tiểu…”-Tiến sĩ Hiền cho biết.

Giun kim là một loại giun nhỏ, sống chủ yếu ở đường tiêu hóa, giun kim cái thường ra rìa hậu môn để đẻ trứng và vì vậy, mỗi lần đẻ trứng thì sẽ kích thích niêm mạc hậu môn gây ngứa, sưng tấy làm cho trẻ rất khó chịu.

Loại giun này sinh sôi rất nhanh, chỉ sau vài giờ. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì ấu trùng của giun kim cũng được hình thành tại các nếp nhăn của hậu môn. Vì vậy, trẻ có giun kim đang đẻ ở hậu môn rất dễ bị nhiễm lại (tái nhiễm), nhất là trẻ nhỏ do dùng tay gãi hậu môn rồi cầm vào đũa, bát, dụng cụ ăn, uống hoặc thức ăn, đồ uống hoặc mút tay

Sơ đồ phát triển của giun kim.

Tiến sĩ Hiền cho biết, ngoài yếu tố về khí hậu, môi trường sống thì nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ mắc giun kim là do kiến thức thực hành vệ sinh đúng cách còn nhiều hạn chế.

Thực tế cho thấy, tại nhiều nơi nhất là các vùng nông thôn, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tỉ lệ nhiễm giun ở trẻ em còn cao do trẻ thường xuyên tiếp xúc với đất và bụi bẩn, hay ngồi dưới đất, hay mút tay, ngậm đồ chơi, vật lạ vào miệng.

Trẻ ít rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi với chó, mèo trong nhà, cầm nắm đồ ăn khi tay bẩn, không đi giày dép, luôn để chân tiếp xúc trực tiếp với đất. Đó là những nguyên nhân khiến trẻ không chỉ bị nhiễm giun kim mà còn nhiều loại giun khác như giun đũa, giun móc… 

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mắc giun kim ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của trẻ vì các bé thường có biểu hiện ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, ngủ không yên giấc, suy nhược thần kinh hay nghiến răng và đái dầm. 

Tiến sĩ Phạm Thu Hiền khuyến cáo, đề phòng trẻ mắc giun kim, gia đình cần: 

-Tẩy giun định kỳ cho cả gia đình đặc biệt là trẻ em 6 tháng/ lần.  

- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, mỗi khi tay bị bẩn, sau khi chơi đùa xong…; các loại hoa quả phải được rửa sạch trước khi ăn.
- Cắt móng tay thường xuyên, cần mang giày dép khi ra ngoài đất, không ngồi lê trên đất. 

- Không đại tiện, không phóng uế bừa bãi. Xử lý các chất thải, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Lê Mai - Theo Bệnh viện Nhi Trung Ương
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm