Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cần làm gì trước khi mang thai?

Chắc hẳn trước khi mang thai bạn rất lúng túng không biết cần chuẩn bị những gì, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích.

Uống axit folic hàng ngày

Một vài tháng trước khi có ý định có thai, bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng để có một em bé khỏe mạnh. Hãy bắt đầu bằng việc uống 400 mcg axit folic mỗi ngày, lí tưởng là 3 tháng trước khi thụ thai và tiếp tục trong 12 tuần đầu của thai kì. Một số phụ nữ cần bổ sung cao hơn là 5mg axit folic mỗi ngày, tuy nhiên bạn cần hỏi bác sĩ để biết mình có nằm trong nhóm đối tượng này không. Axit folic sẽ giúp phòng ngừa những dị tật bẩm sinh phức tạp có thể xảy ra trước khi bạn biết mình có thai.

Đi khám

Đến gặp bác sĩ của bạn một vài tháng trước khi có ý định có thai để biết thêm các thông tin về:
  • Vaccin, các xét nghiệm và sàng lọc mà bạn cần làm
  • Làm thế nào để kiểm soát các vấn đề sức khỏe mà bạn có thể gặp phải
  • Các thuốc mà bạn có thể uống và không thể dùng khi mang thai

Đến gặp nha sĩ

Bạn có biết rằng nha sĩ cũng có thể giúp bạn có một thai kì khỏe mạnh? Cần đảm bảo rằng răng và lợi của bạn khỏe mạnh trước khi có thai. Điều đó tốt cho thai nhi cũng như nụ cười của bạn! Mang thai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về lợi và chính các bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Vậy giải pháp là gì? Hãy chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân hoặc nhẹ cân đều có thể làm bạn khó có thai. Bên cạnh đó, thừa cân cũng đặt bạn vào nguy cơ của hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường và tăng huyết áp, có thể gây chuyển dạ kéo dài. Thường xuyên tập luyện các bài tập với cường độ vừa phải có thể giúp bạn cảm thấy tốt nhất khi mang thai.

Tạo thói quen tập luyện

Tập luyện sẽ giúp bạn duy trì vóc dáng khi mang thai cũng như sau khi sinh dễ dàng hơn. Đi bộ, đạp xe và bơi là một số môn bạn có thể tham gia. Những bài tập cơ sàn chậu và các bài tập kéo dãn lưng cũng sẽ giúp bạn chuẩn bị cho thai kì.

Ăn uống cân bằng

Điều tốt nhất bạn có thể làm là ăn uống lành mạnh cả trước và trong khi mang thai. Yêu cầu cả chồng bạn cùng làm như vậy. Bạn sẽ cần nhiều protein, sắt, canxi và axit folic, vì vậy cần dự trữ trái cây, các loại đậu, rau củ, đặc biệt là các loại rau có lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và các sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế ăn khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt, đồ uống có cồn và những thức ăn ít năng lượng.

Mua sắm đồ dùng khi mang thai và chuẩn bị cho em bé

Bạn sẽ muốn điều tốt nhất cho em bé của bạn, vì vậy hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Hãy xem xét mua sắm các dụng cụ cho trẻ ăn, tã lót, quần áo bà bầu, xe đẩy của trẻ em, quần áo trẻ em… Bạn cũng có thể tận dụng quần áo trẻ em cũ của gia đình, bạn bè hoặc bất cứ điều gì có thể giảm bớt đến tác động tài chính.

 Cắt giảm cà phê

Bạn đã từng không thể bắt đầu một ngày mới nếu thiếu một tách cà phê? Nhưng giờ đã đến lúc bạn cần cắt giảm nếu bạn có ý định sinh em bé. Hạn chế và chỉ sử dụng tối đa là 200 mg cafein khi mang thai, tương đương với khoảng 2 cốc cà phê hòa tan. Một ly sữa ấm cũng có thể là một lựa chọn tốt hơn cho em bé của bạn.

Bỏ thuốc lá

Nếu bạn hút thuốc thì đây cũng chính là thời điểm cần từ bỏ. Hút thuốc sẽ làm bạn khó thụ thai và hút thuốc khi mang thai còn làm tăng nguy cơ sinh non, cân nặng sơ sinh của trẻ thấp, thậm chí là sảy thai. Nó cũng khiến em bé cũng bạn có nguy cơ bị chết trong nôi (hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh).

Bạn cũng cần yêu cầu chồng của bạn bỏ thuốc. Bởi hút thuốc lá thụ động cũng hết sức nguy hiểm.

Bỏ rượu

Không có một ngưỡng an toàn nào để sử dụng rượu khi mang thai. Uống rượu trong những tuần đầu của thai kì làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các vấn đề về nhận thức của trẻ. Hãy tìm kiếm những lời khuyên của các chuyên gia y tế nếu bạn quan tâm đến ảnh hưởng của rượu tới thai kì.

Tìm hiểu về chế độ thai sản

Khi bạn mang thai, bạn có quyền được hưởng chế độ thai sản. Bạn sẽ cần có thời gian để cung cấp cho con một khởi đầu tuyệt vời. Bạn cũng có thể yêu cầu sắp xếp linh hoạt khi trở lại làm việc.
Bs. Trần Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo wemd
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

Xem thêm