Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cần có luật phòng, chống bạo hành nhân viên y tế

Luật và các văn bản dưới luật đang có những lỗ hổng, chưa đầy đủ, chưa đủ mạnh nên tính chất vụ việc và số lượng hành vi bạo lực nhằm vào các nhân viên y tế ngày càng gia tăng

Môi trường bệnh viện (BV) đang trở nên mất an toàn khi tình trạng hành hung nhân viên y tế đã trở thành vấn đề nóng được đề cập nhiều trong thời gian qua. Các vụ việc trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh; ảnh hưởng tinh thần, tính mạng, động lực và sự tận tụy của đội ngũ thầy thuốc. Đó còn là sự xúc phạm, tổn thương danh dự, nhân phẩm, tự trọng nghề nghiệp của những người hành nghề y. Thậm chí, gây nên nỗi sợ hãi khi hành nghề.

Đáng nói là các y - bác sĩ (BS) bị hành hung, đe dọa, xúc phạm bởi chính người nhà của bệnh nhân (BN) mà mình dốc sức cứu chữa. Hành vi côn đồ đang ngang nhiên hoành hành, bất chấp đạo lý, nhân tính con người. Tổng hội Y học Việt Nam đã có nhiều công văn hỏa tốc về các sự việc nói trên. Đã có những đối tượng bị xử tù giam từ 9 tháng đến 2 năm nhưng cũng không ít trường hợp khác chỉ bị tam giam rồi… xử lý hành chính. Dường như chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng này.

Bị can Trương Văn Thanh, người hành hung bác sĩ tại Bệnh viện Xanh Pôn ở cơ quan công an Ảnh: MINH CHIẾN

Có một thực tế là công chức, viên chức ngành y tế không được hưởng quyền lợi được luật pháp bảo vệ như đang thực thi công vụ. Ngoài ra, do đặc thù nghề nghiệp, nên dù bị người ta mắng chửi, hành hung, các BS cũng không được từ chối khám, chữa bệnh cho họ vì nhiệm vụ của ngành y là không được từ chối khám, chữa bệnh cho BN. Vì vậy, chúng tôi góp thêm một kiến nghị Quốc hội cần cho ban hành Luật Phòng, chống bạo hành nhân viên y tế. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có bộ luật này với các điều khoản quy định rất rõ ràng mức tăng nặng đối với các hành vi bạo hành cán bộ y tế đang chăm sóc BN cũng như mức đền bù về sức khỏe và tinh thần. Không thể có chuyện đánh, tát cán bộ y tế với lý do chung chung là bức xúc rồi sau đó chỉ cần nộp phạt hành chính là xong.

Mong muốn hơn nữa là khi bộ luật ra đời, Bộ Công an, Bộ Y tế có thêm những văn bản dưới luật để cụ thể hóa điều luật này cho các cán bộ y tế yên tâm làm việc.

BV là nơi cần sự yên tĩnh, trật tự để nhân viên y tế tập trung sức lực và trí tuệ giúp BN qua cơn hiểm nghèo và cũng là để BN tĩnh dưỡng. Khi nhân viên y tế bị hành hung, lập tức sẽ ảnh hưởng đến những BN khác trong khu vực đó, đặc biệt trong trường hợp nhân viên y tế đang cấp cứu cho một BN khác mà bị hành hung sẽ bị gián đoạn công việc, gây nguy hiểm đến tính mạng BN.

Chúng tôi cũng đề nghị các cơ sở y tế khi xảy ra các vụ hành hung cán bộ của mình cần kiên quyết xử lý, gửi các văn bản kiến nghị đến các cơ quan pháp luật, báo cáo sở y tế, hội y học địa phương để cùng phối hợp, theo dõi giám sát quá trình xử lý nghiêm minh.

Ngoài ra, cộng đồng cần lên án những hành vi côn đồ đối với cán bộ, nhân viên y tế. Những sai phạm của cán bộ y tế nếu có sẽ bị xử lý kỷ luật ở các mức độ khác nhau, thậm chí buộc thôi việc, chịu án phạt. Tuy nhiên, cán bộ y tế cần được bảo đảm an toàn trong hành nghề và mọi sự xâm phạm, bạo hành cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh vì vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức. Bất cứ lý do gì biện minh cho việc xâm hại sức khỏe và tinh thần đối với cán bộ y tế chỉ thể hiện sự thấp kém về nhận thức và văn hóa.

Khởi tố người đánh BS tại BV Xanh Pôn

Ngày 20-4, Cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình, TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trương Văn Thanh (SN 1986; ngụ phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội) để điều tra về tội "Gây rối trật tự công cộng".

Thanh là người đã có hành vi hành hung bác sĩ V.H.C (BV Xanh Pôn) vào tối 13-4 khi BS này đang tư vấn điều trị cho con trai của Thanh tại khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

M.CHIẾN

 

Ấn Độ "khủng hoảng" mối quan hệ BS-BN

BS bị hành hung là một trong những vấn đề nổi cộm của Ấn Độ thời gian qua. Quốc gia này thống kê được tới 75% nhân viên y tế từng phải hứng chịu hành vi bạo lực.

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là do chi phí y tế ở quốc gia này ngày càng gia tăng chóng mặt (gấp 3 lần trong vòng 10 năm), các BV công trở nên quá tải còn BV tư thì quá tầm với của đa số dân cư. Chi phí bỏ ra quá nhiều, dịch vụ nhận được không như mong đợi đã khiến BN đến BV trong trạng thái vô cùng căng thẳng.

Thời gian dành cho mỗi BN của các BS ngày càng hạn hẹp cũng là nguyên nhân khiến căng thẳng gia tăng. Thống kê tại Thụy Điển cho thấy mỗi BS ở nước này có trung bình 22,5 phút đối diện với BN trong 1 ca khám thông thường, ở Mỹ là 21 phút, trong khi ở Ấn Độ là… 2 phút. Thế nhưng, vì lý do lợi nhuận, nhiều BS vẫn bị nơi làm việc của họ giao "chỉ tiêu" phải khám thêm nhiều BN nữa trong một ngày. Việc phải chờ đợi lâu chỉ để BS khám qua loa vài phút khiến rất nhiều người tức giận.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp lỗi thuộc về các đối tượng thực sự có hành vi côn đồ, gây sự chỉ vì họ muốn. Để bảo vệ BS, Hiệp hội Y tế quốc gia Ấn Độ (IMA) vừa đề xuất chính phủ ban hành một đạo luật trung ương, quy định chi tiết về hành vi bạo lực chống lại các BS, nhân viên y tế hoặc bạo lực trong BV.

Hậu quả của việc BS bị hành hung cũng được các chuyên gia lưu ý. Chia sẻ trên tờ Quora, BS Venkatraman Radhakrishnan, phó giáo sư về ung bướu nhi khoa, viết: "Bạo lực chống lại các BS không chỉ gây tổn hại cho các BS mà còn cho BN vì nó dẫn đến tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Các BS không ưa rủi ro sẽ phủ nhận cơ hội có thể chữa khỏi cho các trường hợp phức tạp, đẩy BN lên tuyến trên một cách không cần thiết. Các sinh viên giỏi không còn chọn ngành y nữa. Họ không muốn bị đánh khi làm việc!".

Trong khi đó, tờ Financial Times thì gọi những cuộc tấn công này là một "thất bại trong chăm sóc y tế của Ấn Độ".

A.THƯ (tổng hợp từ The Hindu, Quora, Financial Times, India Express)

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổng hội Y học Việt Nam kêu gọi đấu tranh với nạn bạo hành đối với cán bộ và nhân viên y tế

TS-BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Người Lao động
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm