Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các xét nghiệm cần làm ở mỗi độ tuổi

Chuyên gia khuyến nghị kiểm tra bệnh truyền nhiễm ở tuổi 20, đường máu tuổi 30, tim mạch tuổi 40 và kiểm tra toàn diện khi 60 tuổi.

Sức khỏe con người thay đổi cùng với thời gian và dưới đây là các xét nghiệm nên làm theo từng lứa tuổi do KK News liệt kê. 

Tuổi 20: Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm

Mục kiểm tra: 5 chức năng gan, công thức máu và chụp x-quang vùng ngực.

Tuổi 20, các chức năng ở cơ thể người bao gồm hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất nhưng vẫn cần kiểm tra sức khỏe. Khi sinh ra, con người đã được tiêm rất nhiều loại vắcxin nhưng chúng chưa chắc giúp ta miễn dịch được suốt đời. Nếu không kịp thời tiêm bổ sung, cơ thể sẽ không được bảo vệ.

Hơn nữa, người ở độ tuổi 20 còn tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, tỷ lệ truyền nhiễm các loại viêm gan, bệnh đường tiêu hóa và bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục tăng cao. Các chuyên gia cũng khuyến cáo chụp X-quang vùng ngực để kiểm tra lao phổi bởi bệnh này thường thấy ở người trẻ tuổi.

Tuổi 30: Kiểm tra đường máu

Mục kiểm tra: đường huyết sau ăn, glucose dung nạp, HbA1C

Thói quen ăn nhiều nhưng ít vận động kèm theo công việc bận rộn, tiệc tùng, áp lực lớn khiến bệnh tiểu đường có xu hướng trẻ hóa. Không ít người phát bệnh ở độ tuổi 30, tình trạng tiền tiểu đường cũng rất phổ biến. 

Chuyên gia khuyến cáo mọi người từ 30 tuổi trở đi mỗi năm kiểm tra đường huyết ít nhất một lần. Không chỉ kiểm tra đường huyết lúc chưa ăn, cần kiểm tra thêm đường huyết sau ăn vì gần 50% người mắc tiểu đường không tăng đường huyết khi bụng rỗng nhưng tăng cao rõ ràng sau đó. Nếu có điều kiện, bạn nên làm thêm xét nghiệm HbA1C để biết chính xác hơn.

Ảnh: APA.

Ảnh: APA.

Tuổi 40: Kiểm tra tim mạch

Mục kiểm tra: điện tâm đồ, mỡ máu, huyết áp.

Hầu hết chúng ta cho rằng đến tuổi 50, 60 kiểm tra tim mạch vẫn chưa muộn nhưng trên thực tế, bạn nên chú ý đến điều này ngay từ tuổi 40. Cũng như tiểu đường, các vấn đề tim mạch đang có xu hướng trẻ hóa và dẫn đến nguy cơ tử vong đột ngột nếu không được can thiệp kịp thời. 

Tuổi 50: Kiểm tra xương khớp và hệ tiêu hóa

Mục kiểm tra: mật độ xương, thói quen đại tiện, nội soi đại tràng, nội soi dạ dày.

Ở độ tuổi 50, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh nên lượng estrogen và canxi hạ thấp. So với nam giới, phụ nữ dễ bị loãng xương và gãy xương hơn. 

Ngoài khung xương, bạn cần chú ý đến sức khỏe đường ruột để đề phòng phát triển thành ung thư. Tốt nhất, hãy nội soi đại tràng và dạ dày 2-3 năm một lần hoặc mỗi năm một lần nếu từng có bệnh về đường ruột. 

Tuổi 60: Kiểm tra toàn diện

Mục kiểm tra: ngoài các mục ở trên, kiểm tra thêm thính lực và đáy mắt.

60 tuổi là điểm bắt đầu tuổi già. Những người ở độ tuổi này nên triển khai xét nghiệm toàn thân chứ không thiên về một bộ phận nào đó nữa. 

Chuyên gia khuyến cáo ngoài kiểm tra tim mạch, bệnh tiểu đường, khối u ác tính, tổn thương thận, bệnh tuyến giáp cùng các bệnh mạn tính khác, người từ tuổi 60 cần kiểm tra và đề phòng suy giảm thính lực, thị lực. Kiểm tra đáy mắt có thể phát hiện sớm bệnh đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp nguyên phát ở tuổi già. Người mắc huyết áp cao, động mạch vành, tiểu đường khi kiểm tra đáy mắt còn có thể kiểm tra nguy cơ xơ vữa động mạch não.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các kiểm tra sức khỏe cần thiết khi mang thai - Phần 1, Các kiểm tra sức khỏe cần thiết khi mang thai - Phần 2

Thanh Vân - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm