Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh có thể dự phòng bằng vắc-xin: Bệnh viêm não Nhật Bản

Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là virut VNNB thuộc họ Flaviviridae, chi Flavivirus.

Virut này chỉ có một týp huyết thanh duy nhất. Cho đến nay, năm kiểu gene đã được mô tả dựa trên những phân tích vỏ virut gene “E”. Virut có sức đề kháng với nhiệt độ cơ thể và tác động hóa học. Virut bị phá hủy ở nhiệt độ trên 560C trong 30 phút; điểm bất hoạt nhiệt (TIP) là 400C. Virut cũng bị bất hoạt trong môi trường axit với pH 1-3 (ổn định trong môi trường kiềm pH 7-9).

Virut rất không ổn định và không sống được trong môi trường tự nhiên; nhạy cảm với ánh sáng cực tím và phóng xạ gamma.

Vật chủ chính

Lợn và lây nhiễm qua muỗi. Các ổ chứa tự nhiên cho virut VNNB là các loài chim (chim diệc).

Động vật khác có thể nhiễm virut VNNB mà có thể không góp phần lan truyền bao gồm: bò, cừu, dê, chó, mèo, gà, vịt, thú hoang dã, các loài bò sát và lưỡng cư.

Phương thức lây truyền: Lây truyền từ động vật (chủ yếu là lợn và chim) sang người qua muỗi đốt (muỗi Culex, chủ yếu là muỗi Culex tritaeniorhynchus).

Virut viêm não Nhật Bản truyền từ lợn và chim sang người qua muỗi đốt.

Virut viêm não Nhật Bản truyền từ lợn và chim sang người qua muỗi đốt.

Triệu chứng: Sốt cao, nôn, rối loạn vận động (gồng vặn người từng cơn, run rẩy, múa giật, co giật), tăng tiết đờm rãi, nói khó, ngủ gà gật, mất trí nhớ, lơ mơ, li bì, hôn mê. Có thể không có triệu chứng.

Biến chứng: Để lại di chứng liệt cứng, di chứng thần kinh (không nói được, rối loạn tính cách, thiểu năng trí tuệ...), tử vong.

Đường truyền: Lây truyền chủ yếu vào mùa hè/đầu mùa thu liên quan đến di chuyển của các loài chim từ phương Bắc, các loài chim cũng mang và gây bùng phát virut, muỗi gây nhiễm virut sang lợn. Do đó, dịch bệnh có thể gặp cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu ở các vùng phía Bắc hoặc bệnh dịch quanh năm của vùng nhiệt đới phía Nam.

Có chu kỳ liên tục giữa các loài chim, lợn và muỗi - vectơ truyền bệnh: Chủ yếu là muỗi Tritaeniorhynchus Culex sống ở các vùng ngập nước (ao cá, ruộng lúa, mương) và hoạt động nhiều nhất vào giờ hoàng hôn,

Phòng bệnh không đặc hiệu

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng trại gia súc, lợn sạch sẽ để hạn chế muỗi, nên để chuồng trại xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc để phòng muỗi đốt.

Phòng bệnh đặc hiệu

Tiêm vắc-xin VNNB đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất:

Tiêm chủng 3 liều vắc-xin cơ bản:

Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần.

Mũi 3 sau mũi 2 một năm.

Vắc-xin VNNB được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên của Chương trình TCMR từ năm 2015. Các bà mẹ cần đưa con đến các điểm tiêm chủng của trạm y tế xã vào ngày tiêm chủng thường xuyên khi trẻ đến tuổi tiêm chủng vắc-xin VNNB để trẻ được phòng bệnh VNNB hiệu quả.

Chống chỉ định

Dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin; các bệnh nhiễm trùng đang tiến triển; phụ nữ mang thai; bệnh tim, thận hoặc gan; bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng; bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính nói chung; bệnh về não, bệnh động kinh không kiểm soát được và các bệnh về thần kinh khác; chức năng miễn dịch suy giảm hoặc đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

Tác dụng không mong muốn

Phản ứng thông thường: Đau, sưng, nóng nhẹ tại chỗ tiêm.

Phản ứng nặng: Sốt cao, phát ban dị ứng, phù mạch thần kinh, viêm não tủy, sốc phản vệ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng chống bệnh Viêm não Nhật Bản

Theo Tài liệu Dự án TCMR và sách Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở VN
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm