Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh lỵ trực khuẩn

Từ đầu tháng 3/2017, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lai Châu cho biết đã xảy ra các ổ dịch tiêu chảy do trực khuẩn lỵ tại 4 bản thuộc xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ với số trường hợp mắc lên tới 56 người; trong đó 2 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đều có kết quả dương tính với trực khuẩn lỵ.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh lỵ trực khuẩn

Trước tình hình trên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Để chủ động phòng chống bệnh lỵ trực khuẩn, người dân và cộng đồng cần ăn thức ăn đã chín, uống nước đã đun sôi; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh.

Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra.

Người dân cần sử dụng nước sạch, giữ vệ sinh nguồn nước công cộng; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau. Khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh (đau bụng, sốt), người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời…

Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, từ người bệnh sang người lành trực tiếp qua tiếp xúc, hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Các loại côn trùng như ruồi, nhặng, gián… là nguồn góp phần làm lây lan mầm bệnh sang thức ăn.

Người mắc bệnh lỵ trực khuẩn có các biểu hiện như: sốt cao 38 - 39 độC, rét run, nhức đầu, mệt mỏi. Trẻ em mắc bệnh có thể có cơn co giật, chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn, kèm theo hội chứng lỵ (gồm: đau quặn bụng, mót rặn); phân không thành khuôn có nhầy và máu, đôi khi phân lỏng lờ máu như nước rửa thịt. Trường hợp bị nặng, người bệnh có thể rối loạn nước điện giải, suy tuần hoàn, tử vong.

Theo Tin Tức
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm