Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ

Nấm miệng (tưa miệng hay tưa lưỡi) là bệnh nhiễm trùng miệng do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể khắc phục những khó chịu của bệnh tại nhà với một vài cách đơn giản dưới đây.

Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ

Nấm miệng giống như cặn sữa trên lưỡi, hai bên má của trẻ

Hầu hết, cơ thể chúng ta đều có nấm Candida albicans. Chúng hoạt động như một loại lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng khiến nấm Candida albicans phát triển và nhân lên quá giới hạn, gây ra bệnh nấm miệng.

Bệnh tưa miệng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh này có thể lây truyền qua việc cho con bú hoặc hôn trẻ. Một số trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày nhưng có những trường hợp cần can thiệp y tế. Bệnh nấm miệng khiến trẻ khó chịu, đau đớn, quấy khóc khi bú và mất cảm giác ngon miệng. Các mảng nấm miệng ở trẻ giống như cặn sữa, xuất hiện ở lưỡi và hai bên má.

Nứt ở khóe miệng là một triệu chứng khác của bệnh nấm miệng ở trẻ, gây đau đớn khi em bé ngậm vú mẹ hoặc núm vú của bình sữa.

Trong trường hợp cần can thiệp y tế, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc chống nấm miệng, bôi trực tiếp lên lưỡi và bên trong má. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn của bé. Trước khi sử dụng bất kỳ hình thức điều trị nào, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sỹ nhi khoa để đảm bảo an toàn cho bé.

Sữa chua không đường

Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua không đường để hỗ trợ điều trị bệnh nấm miệng. Mặc dù, sữa chua không thể tiêu diệt nấm Candida albicans nhưng có thể cân bằng hệ lợi khuẩn trong khoang miệng của bé. Chỉ cho trẻ ăn sữa chua không đường khi bé đủ tuổi ăn dặm.

Hạn chế ăn đường

Nếu bạn là một bà mẹ cho con bú, hãy cố gắng hạn chế lượng đường của chính bạn. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh mối liên hệ giữa glucose và sự phát triển của candida ở nước bọt trong khoang miệng. Người mẹ có thể hạn chế ăn đường sẽ giúp giảm lượng glucose trong sữa, do đó kiểm soát bệnh miệng tưa ở trẻ.

Nấm miệng khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, biếng ăn

Điều trị nấm miệng của người mẹ

Nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ bắt nguồn từ chính người mẹ đang cho con bú. Một nghiên cứu cho thấy nấm Candida có mặt trong miệng của 34,55% trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Candida được tìm thấy trong miệng của 66,67% trẻ bú bình đúng cách.

Người mẹ có thể vô tình lây truyền nấm miệng cho bé khi cho con bú. Nghiên cứu tương tự cho thấy Candida xuấn hiện trên ngực của 34,55% phụ nữ cho con bú. Nghiên cứu nhấn mạnh sự xuất hiện rộng rãi của nấm Candida trên vú của các bà mẹ đang cho con bú, khoang miệng của trẻ.

Trong thời kỳ cho con bú, nếu mẹ cảm thấy đau nhức, khó chịu ở núm vú thì bạn nên đi khám bác sỹ về bệnh nấm candida và điều trị kịp thời.

Mẹ cần vệ sinh các dụng cụ ăn uống của trẻ để ngăn vi khuẩn phát triển

Duy trì vệ sinh đồ dùng của bé

Các mẹ cần đảm bảo mọi thứ tiếp xúc với em bé đều được vệ sinh sạch sẽ. Làm sạch núm vú bình sữa, núm vú giả trước và sau khi bé sử dụng, không cho bé đưa ngón tay, đồ chơi vào miệng.

Hệ thống miễn dịch của trẻ đang phát triển. Do đó, các trường hợp mắc bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ khá phổ biến nhưng chúng thường giảm dần và tự biến mất trong vài ngày.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Nhận biết bệnh nhiễm nấm lưỡi ở trẻ em

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

Xem thêm