Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biện pháp giữ ấm an toàn cho sản phụ sau sinh

Bà đẻ nên sưởi ấm bằng than là kinh nghiệm dân gian được cho là sẽ giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, em bé cứng cáp hơn. Tuy nhiên, khoa học lại cho thấy đây không phải phương pháp giữ ấm an toàn cho sản phụ sau sinh.

Biện pháp giữ ấm an toàn cho sản phụ sau sinh

Sản phụ sinh con trong mùa Đông cần được giữ ấm và bảo vệ sức khỏe

Hiểm họa từ lò sưởi than

Hơ than cho mẹ và bé sau sinh là kinh nghiệm dân gian có từ lâu đời. Đến nay, không ít phụ nữ vẫn còn áp dụng phương pháp sưởi ấm này theo lời khuyên của người thân, họ hàng.

Theo quan niệm cũ, sản phụ mới sinh thường có thân nhiệt thấp, cần được sưởi ấm để khí huyết lưu thông dễ dàng, nhanh lấy lại sinh lực. Nhiều người tin rằng, nằm trên giường sưởi ấm bằng than giúp em bé cứng cáp hơn, người mẹ không bị đau nhức mình mẩy.

Sưởi than sau sinh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với cả mẹ và bé

Tuy nhiên, theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh), đây chỉ là phương pháp thích hợp ở thời xưa, khi chưa có máy điều hòa nhiệt độ, chưa có lò sưởi và các thiết bị sưởi hiện đại. Hàng năm, không ít trường hợp thương tâm xảy ra do thói quen sưởi than cho mẹ và bé. Các tai nạn thường gặp nhất gồm có:

- Ngạt khói than: Than củi được đốt lên tạo ra khi CO và CO2 có thể gây ngạt thở hoặc thậm chí gây tử vong, nhẹ nhất cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và bé.

Bỏng nhiệt: Nhiệt độ từ bếp than tỏa ra không đều, vị trí đặt bếp than thường bên dưới giường nằm của bà mẹ có thể gây bỏng cho mẹ và bé. Đặc biệt, da của bé còn rất non nớt, than nóng sẽ làm bé dễ bị bỏng.

- Hỏa hoạn: Lửa than bén lên giường, nôi, chăn nệm có thể gây hỏa hoạn, đặc biệt là khi sưởi than qua đêm.

- Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể yếu và mệt mỏi hơn.

- Tro than bám vào người của mẹ và bé, kèm với mồ hôi có thể gây bệnh rôm sảy, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Biện pháp giữ ấm an toàn cho sản phụ sau sinh

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, với sự tiến bộ của khoa học và y tế, các gia đình nên chọn phương pháp phục hồi sức khỏe an toàn hơn dành cho sản phụ sinh con trong mùa Đông:

Giữ ấm cơ thể

Các thiết bị sưởi hiện đại giữ ấm an toàn và hiệu quả hơn lò than

Sản phụ cần giữ ấm toàn diện bằng cách mặc áo ấm, khăn quàng cổ, đi tất, mang bao tay. Tuy nhiên, khi ở trong nhà, sản phụ không nên mặc nhiều quần áo dày đến mức nóng, hay chỉ bảo vệ thân trên mà quên đi tất.

Trong thời tiết rét đậm, gia đình nên sử dụng các thiết bị sưởi, đèn sưởi an toàn, không khói để giữ ấm căn phòng của sản phụ.

Chế độ ăn sau sinh cân bằng, đủ chất

Nhiều sản phụ kiêng ăn hoa quả trong mùa Đông vì sợ lạnh bụng. Tuy nhiên, đây là nguồn vitamin dồi dào giúp phụ nữ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh, đồng thời tránh táo bón. Chị em chỉ cần hạn chế ăn thức ăn nguội, uống nước lạnh.

Massage làm ấm cơ thể

Để cải thiện lưu thông máu và giữ ấm cơ thể, sản phụ có thể massage với rượu gừng, rượu nghệ, dầu hoặc các sản phẩm xông tắm an toàn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa uy tín trước khi thực hiện các biện pháp này.

Giữ vệ sinh thân thể

Trong mùa lạnh, các chị em mới sinh em bé không nhất thiết phải tắm gội thường xuyên. Tuy nhiên, sản phụ vẫn cần vệ sinh cơ thể hàng ngày với nước ấm, chú ý thao tác nhanh trong phòng kín gió và lau khô ngay sau khi tắm gội.

Tích cực vận động

Việc vận động sau sinh giúp các cơ quan hoạt động và sinh nhiệt, từ đó cơ thể cũng ấm và máu huyết lưu thông thông tốt hơn. Vận động nhẹ nhàng giúp cơ bắp sớm phục hồi, ngăn ngừa tình trạng da chảy xệ sau sinh.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Xoa bóp, bấm huyệt chữa bí tiểu ở sản phụ sau sinh

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm