Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch nằm xung quanh hậu môn hoặc vùng trực tràng dưới. Đây là một tình trạng rất phổ biến, thường gặp ở nhóm 50 tuổi. Bệnh gây rất nhiều phiền toái, gây đau đớn, ngứa ngáy dữ dội, khó ngồi trên mặt phẳng. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.

Các triệu chứng của trĩ

Trĩ được phân loại gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là bệnh phát triển trong hậu môn, trực tràng. Trĩ ngoại là tình trạng bệnh phát triển bên ngoài hậu môn.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Ngứa rất nhiều xung quanh vùng hậu môn
  • Kích ứng và đau hậu môn
  • Sưng tấy gần khu vực hậu môn
  • Phân bị rò rỉ
  • Cảm giác đau đớn khi đi ngoài
  • Đi đại tiện có máu trong phân

Bệnh gây nhiều đau đớn, nhưng không đe dọa đến tính mạng và có thể khỏi mà không cần điều trị hoặc điều trị tích cực thích hợp.

Nếu bạn gặp phải tình trạng chảy máu hoặc phân màu đen do máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán kịp thời. Chảy máu có thể do trĩ, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh?

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do áp lực đè lên vùng mạch máu xung quanh hậu môn quá lớn, dẫn đến tình trạng sưng. Một số yếu tố có thể bao gồm khác như:

  • Quá trình đại tiện căng thẳng do táo bón hoặc tiêu chảy
  • Các biến chứng do táo bón mạn tính gây ra
  • Ngồi quá lâu, đặc biệt là ngồi trong toilet
  • Gia đình có tiền sử trĩ

Các yếu tố nguy cơ

Bệnh trĩ có tính chất di truyền, do vậy nếu cha mẹ mắc bệnh trĩ, con cái hoàn toàn có thể có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Một số đặc thù công việc như thường xuyên bê vác nặng, béo phì, trạng thái căng thẳng liên tục trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh trĩ có thể phát triển nặng nề hơn nếu bạn đang gặp phải tình trạng căng thẳng khi đi đại tiện, có thể là táo bón hay tiêu chảy vì chúng đều khiến bạn phải ngồi quá lâu. Một hình thức khác cũng có thể gây trĩ là tình trạng quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Bệnh trĩ cũng có thể phát triển ở những bà mẹ mang thai. Khi tử cung to ra, thai nhi sẽ chèn ép vào các tĩnh mạch ở vùng đại tràng và có thể khiến các tĩnh mạch vùng này sưng to, kéo theo tình trạng trĩ.

Chẩn đoán trĩ

Để chẩn đoán trĩ, kiểm tra một cách trực quan vùng hậu môn là cách làm tốt nhất và hiệu quả nhất. Có nhiều cách có thể sử dụng phù hợp với từng nguy cơ bạn gặp phải như thăm khám bằng tay (thăm trực tràng), nội soi đường tiêu hóa (nội soi đại – trực tràng).

Kỹ thuật thăm trực tràng được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ đưa ngón tay có đeo găng và được bôi trơn vào trong hậu môn và thăm khám qua cảm giác. Bác sĩ có thể xác định được vị trí, kích cỡ và các yếu tố xung quanh liên quan. Đối với kỹ thuật nội soi, một đường ống mềm được bôi trơn ngắn kèm camera sẽ được đưa vào trong vùng hậu môn, đưa lên các vùng khác như vùng trực tràng, đại tràng. Hình ảnh sẽ được hiển thị và qua đó bác sĩ có thể đánh giá chính xác các yếu tố của búi trĩ.

Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh có thể điều trị tại nhà, hoặc tại cơ sở y tế. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

  1. Giảm đau

Đối với trĩ ngoại, bạn có thể ngâm mình trong nước ấm hoặc sử dụng một chai nước ấm để chườm cho đỡ đau. Nếu cơn đau quá mức chịu đựng của bạn, bạn nên sử dụng các loại thuốc giảm đau dưới các hình thức như viên đạt đặt trong hậu môn, thuốc mỡ hoặc thuốc kem. Các loại thuốc này không chỉ giúp giảm đau mà chúng còn giúp giảm ngứa, rát vùng hậu môn.

  1. Bổ sung chất xơ

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng táo bón, bạn có thể sử dụng các thuốc hay thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước. 2 yếu tố này sẽ giúp quá trình hình thành phân mềm và khuôn dễ dàng hơn.

  1. Điều trị tại nhà

Sử dụng các thuốc phổ biến trong điều trị bệnh như corticoid hay các loại kem bôi chuyên dùng cho trĩ sẽ giúp bạn bớt khó chịu.

Bạn nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng cách rửa sạch bằng nước ấm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng xà phòng để rửa vì xà phòng có thể làm nghiêm trọng thêm tình hình bệnh. Một lưu ý nữa là bạn cũng không nên sử dụng giấy vệ sinh khô hay thô ráp vì chúng có thể gây đau đớn và tổn thương vùng hậu môn.

Việc chườm lạnh lên hậu môn có thể làm giảm sưng các búi trĩ. Một số thuốc giảm đau cơ bản như acetaminophen, ibuprofen cũng có thể giúp bạn bớt khó chịu từ các cơn đau.

  1. Các phương thức đặc trị

Điều trị tại nhà có thể không mang lại hiệu quả, và khi đó bạn cần đến cơ sở y tế để được thực hiện các biện pháp can thiệp khác. Một trong số đó là cách thức thắt các búi trĩ. Đây là hình thức cắt đứt lưu thông mạch máu đến các búi trĩ bằng cách thắt vòng dây cao su xung quanh búi trĩ. Khi các đường máu lưu thông đến đây giảm, búi trĩ sẽ tự co lại. Đôi khi, việc thắt búi trĩ có thể không đạt hiệu quả và bạn sẽ được thực hiện các phương pháp khác, chẳng hạn như tiêm thuốc khiến búi trĩ tự co.

Trong trường hợp nặng nề hoặc các biện pháp khác không hiệu quả, việc phẫu thuật sẽ là biện pháp triệt để để giải quyết tình trạng này.

Dự phòng bệnh trĩ

Một trong những lưu ý cơ bản để phòng bệnh chính là bạn nên tránh việc phải rặn khi đi đại tiện. Hãy uống nhiều nước, vì nước cũng sẽ làm phân mềm hơn, không bị cứng. Bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu chất xơ.

Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe bao gồm: lúa mì, gạo nâu, bột yến mạch, cà rốt, bột kiều mạch…

Bạn nên đi đại tiện ngay khi cảm thấy buồn đi vệ sinh. Tránh ngồi quá lâu trên một bề mặt cứng, và quan trọng là nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên.

Biến chứng của bệnh trĩ

Một số biến chứng có thể gặp phải ở người mắc bệnh trĩ (dù rất hiếm) bao gồm: cục máu đông trong tĩnh mạch bị sưng, thiếu máu do chảy máu quá nhiều…

Tổng kết

Trĩ là một bệnh tương đối phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi 50 tuổi. Bệnh mang đến nhiều phiền toái, đau đớn nhưng không quá nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi nếu điều chỉnh chế độ ăn uống và có một lối sống lành mạnh.

Trong trường hợp bạn đang mắc phải bệnh trĩ, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và chẩn đoán sớm. Điều trị có thể thực hiện tại nhà hoặc tại cơ sở y tế tùy thuộc vào tình trạng và khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại: Hiểu đúng về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm