Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh sùi mào gà là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm trên thế giới. Bởi virus HPV cho đến nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn và có khả năng gây ra những biến chứng.

Bệnh sùi mào gà do một loại virus mang tên HPV - Human Papilloma Virus, gây ra tình trạng mụn nhọt, viêm nhiễm, lở loét ở niêm mạc sinh dục. Virus HPV có tất cả 120 chủng loại, trong đó loại virus gây sùi mào gà là HPV type 16 và 18, cũng là loại virus dễ gây ung thư nhất. Khi mới nhiễm HPV, cơ thể sẽ có cơ chế tự chống lại loại virus này nhưng chỉ ở mức độ nhất định, sau đó sẽ phát tán và lan rộng hơn.

Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà ủ bệnh trong thời gian dài 2-9 tháng, nên người bệnh thường chủ quan và không chú ý tới những thay đổi nhỏ trên cơ thể. Thậm chí cho rằng, đây chỉ là biểu hiện bệnh lý da liễu thông thường nên chưa cần thiết phải thăm khám luôn.

Đừng chủ quan khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy tìm hiểu dấu hiệu cũng như diễn biến của bệnh sùi mào gà để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Giai đoạn đầu, vùng kín nổi lên những nốt mụn thịt, mụn cơm nhỏ khoảng 1 – 2mm, có hình tròn hoặc hình đĩa bẹt, khi sờ vào thấy hơi ráp tay nhưng không gây cảm giác đau ngứa. Ở bệnh nhân nam, mụn thường xuất hiện đầu tiên ở quy đầu dương vật, da bao quy đầu, thân dương vật. Còn ở bệnh nhân nữ, thì mụn sẽ mọc ở môi sinh dục, bên trong âm đạo, cổ tử cung, khí hư ra nhiều, có màu và mùi khó chịu. Tuy nhiên, sùi mào gà nữ giới sẽ khó để phát hiện hơn so với nam giới, bởi cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ phức tạp và ăn sâu với các cơ quan sinh dục ở bên trong hơn.

Khi quan hệ tình dục, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát bộ phận sinh dục, thậm chí gây chảy máu âm đạo ở nữ giới hoặc khi nam giới xuất tinh thì tinh dịch sẽ có lẫn máu. Từ đó làm suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng. Hơn nữa, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nổi hạch ở vùng bẹn háng và có thể bị sốt nhẹ.

Virus HPV không chỉ xâm hại vào bộ phận sinh dục mà còn tấn công vào các vị trí khác trên cơ thể như: mắt, miệng, vòm họng, hậu môn,…

Ảnh minh họa

Cách điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả hiện nay

Sùi mào gà không chỉ gây ra những nỗi đau ở thế xác mà ngay cả tinh thần cũng sẽ suy sụp, thậm chí để lại hậu họa lâu dài, gây vô sinh hiếm muộn và nguy cơ hình thành các tế bào gây ung thư dương vật ở nam giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới và ung thư vòm họng.

Vậy đâu là phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả nhất- Điều trị sùi mào gà bằng các loại thuốc dạng tiêm, uống, truyền và kết hợp bôi ngoài da để khống chế virus HPV, điều trị những tổn thương và tình rạng viêm nhiễm do sùi mào gà gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức cẩn trọng và làm theo chỉ định của bác sĩ để virus không có cơ hội phát triển và lan rộng hơn.

- Điều trị sùi mào gà bằng biện pháp đốt điện, áp lạnh, đốt laze truyền thống là sử dụng dòng điện cao tần, thiết bị truyền dẫn nhiệt được đưa áp sát vào vị trí mụn sùi, làm hoại tử mụn sùi và chúng sẽ bong tróc dần ra. Trong quá trình đốt mụn sùi, bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn, “rỉ” máu sau điều trị và dễ bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng cách.

- Điều trị sùi mào gà bằng ALA – PDT là phương pháp được đánh giá cao nhất hiện nay, sử dụng ánh sáng huỳnh quang, phản ứng tạo ra oxi hoạt lực tác động đến tổ chức gây bệnh khống chế virus HPV. Phương pháp này chỉ tác động vào vị trí tổn thương mà không làm tổn hại tới những tế bào lành tính xung quanh. Đồng thời kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào mới, tăng cường hệ miễn dịch. Ưu điểm vượt trội khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ALA – PDT là quá trình làm thủ thuật sẽ không gây đau đớn, không để lại sẹo xấu, hồi phục nhanh và không gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Sùi mào gà ủ bệnh trong thời gian dài, mặc dù chưa phát tán những triệu chứng bên ngoài nhưng vẫn có khả năng lây lan sang cho người khác, đặc biệt là bạn tình. Vì thế, chữa sùi mào gà cần được tiến hành song song giữa người bệnh và người bạn tình để ngăn chặn bệnh tái nhiễm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Virus HPV và những điều cần biết

 
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm