Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - “Sát thủ vô hình”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hơn 3 triệu người chết mỗi năm.

COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Một số thống kê cho thấy chi phí điều trị cho COPD cao hơn hẳn chi phí điều trị hen, lao, viêm phổi... Hơn cả những tác hại kể trên, COPD ảnh hưởng nghiêm trọng lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân, hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-sat-thu-vo-hinh-1

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD.

COPD là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở.

COPD là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỷ lệ tử vong cao. Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều hướng gia tăng. COPD làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng. Việc đánh giá không đúng mức về COPD góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Khi bị mắc COPD, phổi của bạn đã có vấn đề. Đường dẫn khí hẹp lại, không khí khó đi vào phổi (thành của đường dẫn khí dày lên, sưng phù, hóa xơ; tăng tiết đờm, cơ bao quanh đường dẫn khí co thắt lại. Các túi khí nhỏ (phế nang) bị phá hủy, gia tăng tình trạng ứ khí trong phổi và giảm khả năng trao đổi khí của phổi.

COPD thường xảy ra ở các đối tượng: nam giới, tuổi trên 40; những người hút thuốc lá, thuốc lào; tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp; tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khói bếp than; bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ.

Đối tượng/nguy cơ mắc COPD

Bệnh COPD không lây lan. Bệnh chủ yếu gặp ở người lớn.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD. Hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá do người khác hút) cũng có thể tăng nguy cơ COPD (80%-90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá).

Bụi, hóa chất nghề nghiệp, khói bếp, không khí ô nhiễm đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới ước lượng các khí thải độc hại làm cho khoảng 400.000 người chết trong mỗi năm.

Các biểu hiện của bệnh COPD

Ho; khạc đờm; khó thở khi gắng sức.

Những đợt cấp của các triệu chứng này thường xảy ra; ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, mặc dù không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD.

Làm thế nào để nhận biết COPD?

Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là hô hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không.

COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi.

Những yếu tố bất lợi

Phát hiện và điều trị muộn; tiếp tục hút thuốc lá; môi trường sống, làm việc ô nhiễm; nhiễm khuẩn đường hô hấp; điều trị không đúng, không đủ.

Nên làm gì nếu bạn bị COPD?

Không nên quá lo lắng vì bạn không phải là người duy nhất mắc bệnh này.

Hiện nay, bác sĩ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhưng có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giữ bầu không khí trong nhà trong lành cho người bệnh phổi

TS. Nguyễn Thanh Hồi - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm