Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bé sặc hạt vải được mẹ cứu sống vì cấp cứu đúng cách

Nguy cơ trẻ bị hóc hạt nhãn, hạt vải tăng cao, phụ huynh cần cảnh giác khi cho trẻ ăn các loại quả vải, nhãn, đồng thời cần nắm rõ cách xử lý đế cứu con thoát khỏi nguy hiểm.

Bệnh nhân là một bé trai, được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong đêm 20/6 với tình trạng xuất tiết đờm dãi nhiều, xây xước vùng miệng.

Gia đình bé cho biết, khi đang ăn quả vải cùng mọi người, đột nhiên bé ho sặc sụa, tím tái và khó thở. Mẹ bé hoảng hốt theo phản xạ vội móc tay vào miệng con, vô tình khiến cháu càng khó thở, tím tái và chảy máu vùng miệng.

“Dù khi ấy vô cùng sợ hãi nhưng tôi chợt nhớ đến kỹ thuật xử trí dị vật đã từng được xem trên ti vi do các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn. Tôi liền cho cháu nằm sấp đầu thấp đồng thời vỗ vào lưng, sau đó cho cháu nằm ngửa và ấn vào vùng ngực của bé mấy nhát. Sau khi thực hiện 2 động tác trên, hạt vải đã bật ra ngoài, sau đó cháu khóc to, đỡ khó thở và tím tái”. Mẹ cháu kể lại.

Khi thăm khám tại khoa Cấp cứu – Chống độc, kết quả cho thấy cháu bé hồng hào, không khó thở, chỉ số bão hòa oxy máu trong giới hạn bình thường. Bé Huy được hút dịch mũi miệng, cầm máu vết thương vùng miệng, chụp X quang phổi. Sau kiểm tra, các bác sỹ kết luận tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định.

Theo Ths.BS Ngô Anh Vinh, trẻ bị suy hô hấp do dị vật đường thở hoàn toàn có thể tử vong trước khi đến bệnh viện nếu không được xử trí kịp thời và đúng kỹ thuật. Trong trường hợp này, điều may mắn là mẹ cháu bé đã kịp nhớ ra cách xử trí xem được trên ti vi và thực hiện đúng cách, cứu sống con mình.

Cấp cứu dị vật đường thở: kỹ thuật vỗ lưng và ấn ngực

BS Ngô Anh Vinh khuyến cáo các gia đình cần lưu ý khi trẻ bị sặc:

Các dấu hiệu: nếu trẻ đột ngột ho sặc sụa, khó thở và tím tái sau khi ăn uống, bố mẹ phải nghĩ đến trường hợp trẻ bị dị vật đường thở.

Lứa tuổi thường mắc: Dị vật đường thở thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi. Các loại dị vật thường gặp là hạt dưa hấu, lạc, mảnh xương (heo, cá), thạch hoặc 1 số đồ vật như nắp bút, kim băng… Ở độ tuổi này trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng những vật cầm chơi

Phòng tránh: Tránh cho trẻ nhỏ ăn các dễ hóc như vải, lạc, đỗ … đặc biệt là thạch, tránh cho trẻ ngậm đồ ăn vào miệng. Không nên ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc. Không đùa giỡn với trẻ khi trẻ đang ngậm thức ăn trong miệng.

Cách xử trí: Khi nghĩ tới bị dị vật đường thở, phải nhanh chóng xử trí để tránh trẻ bị ngạt thở.

– Nếu trẻ tỉnh táo, không khó thở, không tím tái và ho có hiệu quả thì nên khuyến khích trẻ ho để tống dị vật ra ngoài.

– Nếu trẻ khó thở, tím tái, ho không hiệu quả ( ho yếu) thì ngay lập tức tiến hành thực hiện động tác vỗ lưng và ấn ngực. Đặt trẻ dọc theo tay người cấp cứu cho trẻ nầm sấp đầu thấp đồng thời tiến hành vỗ lưng 5 lần và nếu di vật vẫn không bật ra ngoài được thì lật ngược cho trẻ nằm ngửa đầu thấp và ấn ngực trẻ 5 lần cho đến khi di vật được đẩy ra ngoài.

– Tránh móc dị vật nếu không quan sát đuợc rõ vì có thể làm dị vật xâm nhập sâu hơn vào đường thở và làm cho trẻ suy hô hấp nặng hơn.

Ngoài ra, chia sẻ về cách xử lý khi trẻ bị hóc, sặc dị vật, PGS. TS Dũng - Bệnh viện Bạch Mai khuyên người lớn cũng cần biết thủ thuật Heimlich, đây được xem như thủ thuật tạo ra "thời gian vàng" để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ.

Nguyên tắc là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài.

Vì thế, cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo... Heimlich có hiệu quả từ cú vỗ hoặc cú ép hoành đầu tiên, càng về sau hiệu quả càng giảm dần.

Cha mẹ cần chú ý không nên ép con ăn lúc đang khóc hoặc cười vì rất dễ bị sặc. Nếu trẻ vô tình nuốt phải dị vật nhọn thì nên đưa đi cấp cứu ngay, tránh móc họng bé vì cách làm này có thể khiến dị vật càng mắc sâu hơn.

Thủ thuật Heimlich

+ Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân.

+ Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.

+ Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4-5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.

Theo Bệnh viện Bạch Mai
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm