Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bản tin mới về Sức khoẻ và Y tế - chiều ngày 15/5/2017

Bộ Y tế tiếp tục kêu gọi các bác sĩ ủng hộ dùng thuốc Việt; Tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá; Gia tăng đột biến bệnh lạ Kawasaki; Chênh lệch giới tính khi sinh ngày càng tăng cao ở Hà Nội;… là những tin tức nổi bật về sức khỏe và y tế chiều ngày 15/5.

Bản tin mới về Sức khoẻ và Y tế - chiều ngày 15/5/2017

Bộ Y tế tiếp tục kêu gọi các bác sĩ ủng hộ dùng thuốc Việt

Ông Trương Quốc Cường phát biểu tại hội nghị

Ngày 15/5, tại hội thảo Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt Nam được tổ chức tại Bộ Y tế cuối tuần qua, theo ông Trương Quốc Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế - thực tế qua triển khai đề án “Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, tỷ lệ thuốc Việt các tuyến của ngành y tế tăng lên rõ rệt.

Theo đó, để thuốc nội có chỗ đứng, ngành y tế cần nâng cao quản lý qua các phác đồ điều trị phải được hội đồng khoa học cấp bộ, cấp nhà nước thông qua triển khai thực tiễn tại các đơn vị. Bên cạnh đó, cần tăng cường thông tin tuyên truyền cho người dân, người bệnh. Ngoài ra, ngành dược phải có quyết tâm đầu tư phát triển khoa học công nghệ để cho thuốc nhiều hơn, dễ cung ứng hơn, chất lượng điều trị cao hơn.

Tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký Văn bản số 2379/BYT-KCB yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2017.

Cụ thể, bên cạnh việc phát động hưởng ứng các hoạt động trong Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ 25 - 31/5, Bộ Y tế đã yêu cầu các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Đồng thời, thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra việc treo biển báo cấm hút thuốc, tình hình tuân thủ quy định cấm hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm; qua đó, xử phạt nghiêm theo Nghị định số 176 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Gia tăng đột biến bệnh lạ Kawasaki

Bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ rất khó phát hiện sớm và dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác

Trước đây bệnh Kawasaki bị coi là bệnh hiếm. Tuy nhiên gần đây, căn bệnh này liên tục được phát hiện. Tại Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, bệnh có dấu hiệu gia tăng đột biến trong khoảng một tháng qua.

Ngày 11/5, BS. Nguyễn Minh Đức, Khoa Hồi sức cấp cứu tim mạch (BV Nhi T.Ư) cho hay, nơi đây đang điều trị ba bệnh nhi mắc Kawasaki. Trước đó, vừa có hai bệnh nhân mới được xuất viện. “Căn bệnh này thông thường xuất hiện rải rác, không theo đợt nhưng trong tháng qua có dấu hiệu gia tăng đột biến”, BS. Nguyễn Minh Đức nhận định.

Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh Kawasaki được chẩn đoán từ năm 1961 tại Nhật Bản và xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 90. Tới nay, Kawasaki không còn được xem là căn bệnh hiếm ở Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh từ 50 - 100 trẻ/100 nghìn trẻ, còn tại BV Nhi T.Ư, con số này là 80-100 trẻ/năm.

Hà Nội: Chênh lệch giới tính khi sinh ngày càng tăng cao

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội có số sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba tăng cao. Đặc biệt, tỷ số giới tính khi sinh của nhiều địa phương ở mức rất cao, lên tới trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái như tại Hà Đông, Sơn Tây, Thạch Thất, Hoài Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh...

Đến hết quý 1, tổng số sinh của toàn thành phố là 22.502 trẻ, tăng 175 trẻ so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ số giới tính khi sinh của toàn thành phố là 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái.

Bé 3 tuổi nhập viện vì uống chai dầu hỏa ở cạnh bếp

Một trường hợp ngộ độc hóa chất đang cấp cứu tại BV

Cháu P.P.T, 3 tuổi ở Hà Nội được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi TƯ cấp cứu trong tình trạng nôn, ho liên tục, miệng nồng nặc mùi dầu hỏa vì đã uống một lượng lớn dầu hỏa vào bụng và có dấu hiệu viêm phổi.

Theo người nhà bệnh nhi, trong lúc cháu tự chơi một mình, bố mẹ không để ý nên cháu đã tự tay lấy chai nước bên cạnh trong đó đựng dầu hỏa tu. Các bác sĩ đã theo dõi, truyền dịch vì bé rất dễ bị hội chứng viêm phổi sau 24-48 giờ uống phải hóa chất.

Được biết, các hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ... Vì vậy, việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Phát hiện mới: Sữa mẹ chứa chất “diệt” tế bào ung thư

Các nhà khoa học tìm ra chất tiêu diệt tế bào ung thư trong sữa mẹ

Tạp chí Khám phá dẫn lời Daily Mail ngày 14/5 cho biết, các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện ra trong sữa mẹ có chứa chất tiêu diệt các tế bào ung thư.

Cụ thể, các thử nghiệm ở bệnh nhân ung thư bàng quang đã mang lại kết quả khả quan và các nhà nghiên cứu tin rằng trong sữa mẹ có chứa một chất được gọi là Hamlet có thể giải quyết được vấn đề về ung thư ruột và ung thư cổ tử cung.

Theo các nhà khoa học Thụy Điển, chất Hamlet không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư xấu mà còn còn không hề làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Vì thế, chất này không có tác dụng phụ gây suy nhược cơ thể như các biện pháp hóa trị xạ.

Hiện, cuộc thử nghiệm toàn diện với Hamlet đưa vào thuốc điều trị ung thư đang được các nhà khoa học Thụy Điển lên kế hoạch.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bản tin mới về Sức khoẻ và Y tế - sáng ngày 15/5/2017

 

Hà Thành - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm