Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn đã làm sạch thớt đúng cách chưa?

Và tất nhiên, chỉ rửa bằng xà phòng và nước là không đủ.

Thớt là một trong những vật dụng được sử dụng thường xuyên nhất trong bếp và tiếp xúc với gần như tất cả các loại thức ăn từ sống đến chín. Tuy nhiên việc làm sạch thớt lại vẫn tùy thuộc vào mỗi người.

Chuyên gia về an toàn thực phẩm cho biết không có loại thớt nào là hoàn hảo mà đều phụ thuộc vào người dùng. Tất cả các loại thớt đều có ưu và nhược điểm và khi bề mặt thớt không còn nhẵn chính là lúc cần phải thay mới.

Cũng không có một con số cụ thể cần phải có bao nhiêu thớt trong nhà bếp. Một trong những trào lưu đó là sử dụng thớt với các màu khác nhau cho những loại thực phẩm khác nhau, ví dụ như: màu đỏ cho thịt, xanh dương cho cá, vàng cho thịt gia cầm, xanh lá cho rau củ quả. Điều quan trọng là phải tránh lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm. Ít nhất mỗi nhà bếp cần có một chiếc thớt để cắt rau của quả và một chiếc để thái thịt. Nếu bạn không khử khuẩn dụng cụ sau mỗi lần sử dụng cũng không sao, tuy nhiên bạn nên khử khuẩn và làm sạch thớt cẩn thận sau khi thái thịt sống.

Làm sạch và bảo quản đúng cách có thể giúp kéo dài tuổi thọ của thớt. Hãy cùng tham khảo những hướng dẫn dưới đây:

Làm sạch thớt gỗ

Thớt gỗ là một trong những loại thớt phổ biến nhất, nhưng cũng là loại khó làm sạch nhất do bề mặt có nhiều lỗ hổng và có xu hướng co lại. Và đặc biệt bạn không được cho thớt khỗ vào máy rửa bát. Để làm sạch thớt gỗ, bạn có thể bắt đầu rửa với nước rửa bát và nước ấm đề rửa trôi những vụn thức ăn trên bề mặt. Và giờ đến lúc để khử khuẩn.

Thớt gỗ có thể được khử khuẩn bằng dung dịch thuốc tẩy. Pha loãng một thìa canh dung dịch thuốc tẩy có clo với khoảng 4L nước. Sau đó đổ dung dịch lên bề mặt thớt và để trong vòng 7 giây, nhưng đừng ngâm thớt trong dung dịch. Sau 7 giây, bạn có thể rửa lại với nước và để ráo.

Để kéo dài tuổi thọ của thớt gỗ, bạn có thể sử dụng dầu chuyên dụng cho thớt gỗ. Điều này giúp hạn chế sự co rút của thớt gỗ. Bạn có thể sử dụng dầu khoáng đã được chứng nhận an toàn trong thực phẩm và bôi đều lên thớt vài tuần một lần hoặc vài tháng một lần.

Làm sạch thớt nhựa

 

 

Thớt nhựa thường rẻ hơn và dễ thay thế hơn so với thớt gỗ, thậm chí còn có thể dùng được trong máy rửa bát giúp tiết kiệm công sức rửa và khử khuẩn thớt cho bạn. Tuy nhiên, cũng giống như thớt gỗ, thớt nhựa cũng có những vết cắt do dao tạo nên vậy nên người dùng cũng cần phải lưu ý về việc thay mới.

Bạn cũng cần lưu ý rằng thớt nhựa cũng có thể co rút và méo mó sau thời gian dài dùng trong máy rửa bát. Để làm sạch thớt nhựa bằng tay, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch thuốc tẩy giống như với thớt gỗ.

Làm sạch thớt nhựa composite

Đây là một chất liệu thớt khá mới. Thớt nhựa composite được làm từ hỗn hợp nhựa và xơ thực vật, tạo thành một khối đặc và chống lại đươc các vết cắt trên bề mặt. Loại thớt này cũng thường an toàn để sử dụng trong máy rửa bát. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp thuốc tẩy để làm sạch và khử khuẩn.

Làm sạch thớt tre

Thớt tre cũng tương tự như thớt gỗ nhưng lại đặc hơn và nhẹ hơn. Hệ quả là bề mặt thớt tre thường ít bị cắt xuống sâu hoặc xước như thớt gỗ. Bạn có thể làm sạch thớt tre tương tự như với thớt gỗ, và hãy nhớ không rửa thớt tre trong máy rửa bát.

Làm sạch thớt thủy tinh

 

Thớt thủy tinh thường không phổ biến bằng các loại thớt trên cho loại thớt này khá nặng và dễ vỡ. Thớt thủy tinh cũng rất nhanh làm cùn dao. Tuy nhiên nếu bạn không ngại mài dao thường xuyên thì thớt thủy tinh cũng là một lựa chọn thích hợp vì dễ làm sạch. Không giống như các chất liệu thớt khác, thớt thủy tinh có thể được làm sạch và khử khuẩn trong máy rửa bát, không cần đến dung dịch tẩy rửa đặc biệt.

Làm sạch mặt bàn bếp

Chắc hẳn cũng đã có một lúc nào đó bạn sử dụng chính mặt bàn bếp làm thớt. Nhưng bạn cần phải giữ cho mặt bàn bếp sạch sẽ. Hãy dùng dung dịch thuốc tẩy ở trên, hoặc dùng các loại nước lau bếp có chất diệt khuẩn.

Tuy nhiên nếu sử dụng các loại nước lau, hãy chú ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng. Có những loại bạn cần phải xịt và để từ 30 giây đến một phút để chất làm sạch phát huy tác dụng. Và cho dù bạn có dùng mặt bàn bếp làm thớt hay không thì cũng nên khử khuẩn thường xuyên sau mỗi lần nấu ăn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dụng cụ nấu nướng tiềm ẩn mối nguy hiểm

 

Dương Thuỳ Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

  • 17/04/2024

    Tác động tiêu cực của quần áo chật đối với phụ nữ mang thai

    Mang thai có thể khiến cơ thể thay đổi hình dáng và cân nặng rất nhiều. Đôi khi quần áo chật đến mức khó chịu và hằn lên các phần cơ thể.

  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

Xem thêm