Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.Bài viết này xin được giới thiệu một số bài thuốc tiêu biểu điều trị sốt xuất huyết độ I và II, đơn giản, dễ kiếm ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

Bài 1: Rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g, lá cối xay 20g, cỏ nhọ nồi sao cháy 40g, sắc đặc uống.

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Lá cối xay

Bài 2: Lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 - 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 - 40g (nếu khô thì 15 - 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày. Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.

Bài 3: Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nếu không có thì thay bằng kinh giới sao đen 12g), sắn dây 20g nếu không có thì thay bằng lá dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày.

Bài 4: Sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi khô 30g, sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp có xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiểu tiện ra máu.

Bài 5: Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, cỏ nhọ nồi 50g, rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.

Bài 6: Hành thái (sâm cau) sao đen 20g, trắc bá diệp sao đen 16g, cỏ nhọ nồi 12g, quả dành dành sao đen 8g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 300ml, chia uống 6 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp sốt cao và đã có ban xuất huyết.

Bài 7: Cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm chia  3 lần trong ngày

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Nhọ nồi

Bài 8: Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Hoa hòe

Lưu ý: Chỉ được dùng đơn thuần cho sốt xuất huyết độ I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ II (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài). Với độ III và IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) nhất thiết phải sử dụng các biện pháp của y học hiện đại, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt xuất huyết ở trẻ em

Ths. Hoàng Khánh Toàn - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm