Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bài thuốc chữa mất ngủ ở người luống tuổi

Mất ngủ dẫn đến tâm lý mất thăng bằng, khẩu vị kém, tinh thần mệt mỏi, có khi còn kèm thêm chứng ù tai, sức nghe kém, run tay, hay quên, dễ cáu gắt...

Đông y cho rằng có thể do “vị bất hòa, tắc họa bất an” (dạ dày không tốt nên nằm không yên”; hay “hư lao hư phiền, bất đắc miên” (lao lực phiền muộn nên ngủ không ngon). Bệnh liên quan tới tâm, can, tỳ, thận. Người mất ngủ ban đêm suy nghĩ mông lung, bệnh tình càng tăng, càng khó điều trị. Do đó, điều trị mất ngủ cần cân bằng tâm lý kết hợp điều trị thể chất.

Mất ngủ ở người luống tuổi thường điều trị bằng cân bằng tâm lý.

Nếu giấc ngủ mơ màng, nhanh tỉnh, hồi hộp, trí nhớ giảm, ăn uống kém, sắc mặt sạm, rêu lưỡi nhợt, mạnh tế nhược.

Dùng bài: đẳng sâm 12g, bạch truật 10g, đương quy 8g, long nhãn 10g, đại táo 3g, mộc hương 5g (mài sống), phục thần 12g, viễn chí 10g, ngũ vị tử 5g, bá tử nhân 10g, táo nhân (sao đen) 12g, tri mẫu 10g, xuyên khung 5g, phục linh 10g, cam thảo 3g, sinh khương 3 lát. Sắc uống.

Nếu đầu nặng, bụng đầy, tinh thần buồn bã, hoa mắt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt, sác.

Dùng bài: bán hạ chế 10g, trần bì 10g, phục linh 9g, chỉ thực 9g, trúc nhự 8g, đại táo 3 quả, hoàng liên 5g, chi tử (sao đen) 7g . Sắc uống.

Nếu khó ngủ buồn bực, nóng hai bàn chân tay, tai ù, rêu lưỡi đỏ.

Dùng bài: nhân sâm 7g, huyền sâm 9g, bạch linh 10g. ngũ vị tử 5g, viễn chí chế 10g, cát cánh 9g, thiên môn đông 10g, bá tử nhân 8g, sinh địa 10g, đan sâm 10g, đương quy 10g, toan táo nhân (sao đen) 10g, viễn chí chế 10g, chu sa 4g, hoàng liên 6g, cam thảo 3g. Sắc uống.

Lương y Hoài Vũ - Theo Sức khỏe Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm