Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ảnh hưởng của tuổi tác đến tác dụng phụ của thuốc

Khi chúng ta già đi, những thay đổi trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến việc thuốc được hấp thu và phát huy tác dụng như thế nào. Chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với thuốc và có nhiều khả năng gặp phải các phản ứng phụ, tương tác thuốc và các phản ứng có hại khác.

Ảnh hưởng của các loại thuốc, tương tác và liều dùng thuốc

Người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc một hoặc nhiều bệnh mãn tính, chẳng hạn như tăng cholesterol máu, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường tuýp 2, viêm khớp và trầm cảm.

Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc để điều trị cùng lúc các bệnh mãn tính này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của từng thuốc riêng lẻ. Những nguy cơ này có thể liên quan đến:

Loại thuốc

Người cao tuổi thường mắc rất nhiều bệnh mạn tính liên quan đến nhau. Ví dụ, nhiều người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng bị tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và trầm cảm.

Khi đó, những người này có thể phải sử dụng cùng lúc thuốc trị tiểu đường đường uống, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ cholesterol máu và thuốc chống trầm cảm. Sự kết hợp của các loại thuốc này có khả năng làm tăng lên đáng kể các phản ứng bất lợi.

Tương tác thuốc

Do sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính, nhiều người lớn tuổi có thể dùng năm loại thuốc trở lên. Càng dùng nhiều thuốc, khả năng tương tác giữa các loại thuốc, thực phẩm hoặc rượu càng tăng lên và nguy cơ xuất hiện phản ứng phụ càng cao.

Lịch uống thuốc, liều lượng phức tạp

Uống nhiều loại thuốc vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể phức tạp và tăng nguy cơ mắc lỗi. Ví dụ, người cao tuổi có thể quên uống thuốc hoặc có thể dùng hai hoặc nhiều lần thuốc.

Ảnh hưởng của quá trình lão hóa thông thường

Để thuốc có hiệu quả, chúng phải được hấp thụ vào cơ thể (thường qua ruột), phân bố trong cơ thể đến nơi cần thiết (thường qua đường máu), thay đổi hoặc chuyển hóa về mặt hóa học (thường ở gan hoặc thận) và sau đó thải ra khỏi cơ thể (chủ yếu là qua nước tiểu).

Quá trình lão hóa bình thường có thể thay đổi cách thuốc được hấp thụ, chuyển hóa, phân phối và thải bỏ khỏi cơ thể, gây ra các tác dụng phụ rõ rệt hơn. 

Tăng tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể

Khi chúng ta già đi, cơ thể chúng ta có nhiều mỡ hơn xương và cơ bắp. Mặc dù trọng lượng của chúng ta có thể vẫn giữ nguyên, tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể tăng lên. Các loại thuốc hòa tan trong chất béo có thể bị mắc kẹt trong các tế bào mỡ của cơ thể và vẫn còn trong cơ thể của bạn trong một thời gian dài.

Giảm chất lỏng cơ thể

Khi chúng ta già đi, các tế bào trong cơ thể mất đi một phần nước của chúng, do vậy ít có khả năng hòa tan các loại thuốc tan trong nước. Kết quả là, một số loại thuốc có thể tích lũy trong cơ thể, có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

Giảm chức năng hệ thống tiêu hóa

Lão hóa gây nên những thay đổi trong hệ thống tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến cách thuốc nhanh chóng đi vào dòng máu của chúng ta. Các nhu động trong dạ dày của chậm lại, và phải mất nhiều thời gian hơn để thuốc đi vào ruột, nơi chúng được hấp thụ sau đó. Ngoài ra, dạ dày tạo ra ít axit hơn, và phải mất nhiều thời gian hơn để một số loại thuốc bị phá vỡ. Những thay đổi này có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Giảm chức năng gan

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể để chuyển hóa hoặc phá vỡ thuốc. Khi chúng ta già đi, gan trở nên nhỏ hơn, lưu lượng máu đến gan giảm và các men gan giúp phá vỡ thuốc giảm. Điều này có thể dẫn đến các loại thuốc tích lũy trong gan, do đó gây ra tác dụng phụ không mong muốn và có thể gây tổn hại cho gan.

Giảm chức năng thận

Tương tự như gan, những thay đổi trong chức năng thận xảy ra khi chúng ta già đi. Lượng máu đến thận có thể giảm và thận của chúng ta có thể trở nên kém hiệu quả hơn trong việc loại bỏ các loại thuốc “dư thừa”.

Bắt đầu từ khoảng 40 tuổi, chức năng thận giảm khoảng 1% mỗi năm. Kết quả là, thuốc vẫn còn trong cơ thể lâu hơn, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Giảm trí nhớ

Mất trí nhớ là phổ biến ở người lớn tuổi, và khi chúng ta già đi, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các loại chứng mất trí khác tăng lên. Vấn đề về trí nhớ có thể khiến mọi người quên uống thuốc, điều này có thể dẫn đến khó kiểm soát các bệnh mãn tính. Hơn nữa, những người mắc bệnh mất trí nhớ có thể không hiểu hoặc không làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt liên quan đến lịch uống thuốc phức tạp.

Giảm thị lực và thính giác

Các vấn đề về thị giác, như bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể, thường gặp ở người lớn tuổi và những người bị bệnh về mắt, gây khó khăn trong việc đọc nhãn thuốc và các sản phẩm không kê đơn. Các vấn đề về thính lực có thể khiến người ta khó nghe được chỉ dẫn từ bác sĩ.

Giảm khéo léo

Nhiều người lớn tuổi bị viêm khớp, mất khả năng vận động và rối loạn hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson. Những tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc mở chai, lấy thuốc nhỏ hoặc xử lý thuốc (thuốc nhỏ mắt, thuốc hít cho bệnh hen suyễn và COPD, và tiêm insulin).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giảm nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn của thuốc

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

  • 15/04/2024

    6 lưu ý chăm sóc da khi thời tiết vào Hè

    Vào Hè, nhu cầu của làn da bắt đầu có những thay đổi. Một vài điều chỉnh trong thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp bạn duy trì làn da khoẻ đẹp, mịn màng và không bị lên mụn.

  • 15/04/2024

    Kem dưỡng mắt - sử dụng đúng để có làn da đẹp

    Dù chăm sóc da là một việc quan trọng và nên được ưu tiên, nhưng việc tạo ra một chế độ chăm sóc da phù hợp với nhu cầu đặc biệt của bạn có thể là một vấn đề khó khăn. Trên mạng xã hội, có rất nhiều ý kiến về các cách chăm sóc da mặt khác nhau và đôi khi dễ gây khó hiểu.

Xem thêm