Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Acrylamide trong thực phẩm và nguy cơ ung thư

Acrylamide là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên trong một số thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu carbonhydrate và ít protein trong quá trình chế biến hoặc chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao, có công thức phân tử là C3H5NO. Nó được biết là chất gây ung thư trên động vật thí nghiệm và lần đầu tiên được tìm thấy trong thực phẩm bởi cơ quan Cục Thực phẩm quốc gia Thụy Điển năm 2002.

Acrylamide là gì?

Acrylamide là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên trong một số thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu carbonhydrate và ít protein trong quá trình chế biến hoặc chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao, có công thức phân tử là C3H5NO. Nó được biết là chất gây ung thư trên động vật thí nghiệm và lần đầu tiên được tìm thấy trong thực phẩm bởi cơ quan Cục Thực phẩm quốc gia Thụy Điển năm 2002.

Về thương mại, acrylamide dùng để sản xuất một số nhựa cũng như nhiều vật liệu khác. Trong khi acrylamide được dùng để sản xuất hộp đóng gói thực phẩm, chất này không được tìm thấy được thêm vào thực phẩm ở hàm lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Cấu tạo phân tử của Acrylamide

Nghiên cứu acrylamide trong PTN

Có phải acrylamide được thêm vào thực phẩm?

Không, acrylamide không phải để cho thêm vào thực phẩm. Hơn nữa, acrylamide hình thành từ các thành phần được tạo ra một cách tự nhiên trong một số thực phẩm khi nấu ở nhiệt độ đủ cao, ≥ 1200C. Các nhà khoa học Canada đã khảo sát tìm hiểu vì sao một số thực phẩm tồn tại hàm lượng cao acrylamide, ví dụ như bánh nướng hoặc thực phẩm nướng và họ đã chứng minh rằng acrylamide không có mặt trong bất kỳ thành phần nào trong các loại thực phẩm trước khi chế biến và nó không phải là một chất gây hại cố tình được thêm vào trong các bước chuẩn bị trước chế biến.

Acrylamide hình thành như thế nào trong thực phẩm?

- Các nhà khoa học Canada là những người đầu tiên độc lập chứng minh acrylamide hình thành như thế nào trong một số thực phẩm chế biến nhiệt.

- Hầu hết acrylamide trong thực phẩm hình thành khi amino acidcó tên là asparagine phản ứng với phân tử đường tự nhiên nào đó như glucose.

- Phản ứng này chỉ chỉ xảy ra nhiệt độ trong quá trình chế biến đủ cao, nhiệt độ thay đổi dựa vào tính chất của sản phẩm thực phẩm và phương pháp chế biến.

Con đường hình thành acrylamide

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Canada về acrylamide được hình thành như thế nào trong thực phẩm được công bố đến cộng đồng khoa học quốc tế và ngành công nghiệp thực phẩm và sau đó được đăng trong tạp chí khoa học được đánh giá bởi nhiều chuyên gia ("Acrylamide in Foods: Occurrence, Sources, and Modelling" A. Becalski, B. P.-Y. Lau, D. Lewis, S.W. Seaman; Journal of Agricultural and Food Chemistry, 2003; 51(3): 802-808).

Bảng hàm lượng cacrylamide trong một số sản phẩm thực phẩm

Thực phẩm nào chứa acrylamide?

Các nghiên cứu ở Canada về thực phẩm có khả năng chứa acrylamide cho thấy hàm lượng từ cao đến thấp trong khoai tây lát chiên giòn và khoai tây chiên giòn, bánh qui, các loại ngủ cốc điểm tâm, bánh mì cũng như các loại thực phẩm khác chế biến ở nhiệt độ cao như coffee, hạnh nhân nướng và các phụ gia coffee có nguồn gốc ngủ cốc.

Các thực phẩm được kiểm tra bởi cơ quan sức khỏe Canada, khoai tây chiên và khoai tây lát chiên giòn thường chứa nhiều acrylamide nhất, bánh mì và ngủ cốc chứa acrylamide ít hơn. Acrylamide không tìm thấy trong khoai tây luộc vì nhiệt độ trong quá trình luột không đủ cao để hình thành acrylamide.

Thực phẩm chiên nướng giàu tinh bột màu nâu càng đậm thì hàm lượng acrylamide càng cao

Liệu acrylamide có ảnh hưởng đến sức khỏe con người?

Hầu hết những người tiêu thụ các bữa ăn đặc trưng phương tây đều hấp thụ ít nhất một lượng acrylamide mỗi ngày từ thức ăn và nước giải khát.

Nhưng thực sự về ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe là gì?

Gây độc thần kinh

Đánh giá nguy cơ trước đó của TCYTTG về phơi nhiễm lâu dài ở người (Tiêu chuẩn sức khỏe môi trường số 49-1985) dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm về rối loạn hệ thần kinh do acrylamide trên động vật nhạy cảm (chuột).

Đánh giá dựa trên các ảnh hưởng tìm thấy trên chuột cho uống 1 mg/kg/ngày trong 93 ngày. Báo cáo kết luận rằng “áp dụng yếu tố an toàn 10 đối với mức ảnh hưởng gây hại thần kinh thần kinh nhỏ nhất cho con người chỉ ra lượng đưa vào không vượt quá 0,012 mg/kg”.

Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry (năm 2008) cho rằng ảnh hưởng gây hại thần kinh của acrylamide có thể liên quan đến khả năng ngăn chặn sự dẫn truyền xung lực thần kinh bằng hiện tượng cắt đứt sự truyền tín hiệu bởi oxide nitric.

Độc tính thần kinh gây ra từ sự phơi nhiễm acrylamide có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, gồm cảm giác tê cứng chântay. Người ta cũng cho rằng ảnh hưởng độc thần kinh của acrylamide có thể đóng một vai trò nào đó gây nên bệnh Alzheimer.

Các công nhân người Trung Quốc làm việc tiếp xúc với acrylamide và acrylonitrile trong hơn 2 năm được đánh giá các triệu chứng thần kinh và liên kết giữa hemoglobine và acrylamide. Có tự tương quan giữa mức liên kết hemoglobine và mức độ rối loạn thần kinh ngoại biên.

Các nghiên cứu này kết luận rằng nếu phơi nhiễm lớn hơn 1 mg/kg/ngày sẽ gây rối loạn thần kinh ngoại biên.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Acrylamide là một chất độc thần kinh có khả năng tích lũy. Dựa trên các nghiên cứu trên động vật, sự phơi nhiễm lặp đi lặp lại hoặc phơi nhiễm ở liều cao hơn mức an toàn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Ảnh hưởng làm giảm khả năng sinh sản được chứng minh qua thí nghiệm trên loài chuột phơi nhiễm 15 mg/kg/ngày hoặc hơn trong 5 ngày và chuột con phơi nhiễm đến 12 mg/kg/ngày trong 4 tuần.

Sự suy giảm khả năng sinh sản có thể liên quan đến các ảnh hưởng số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Sự phá hủy tinh tử và tinh bào được quan sát trong một nghiên cứu phơi nhiễm lặp lại trong đó động vật nhận khoảng 36 mg/kg/ngày qua đường miệng trong 8 tuần.

Nguy cơ ung thư từ acrylamide trong thức ăn

Báo cáo của FAO/WHO năm 2002 về các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe lien quan đến hấp thụ acrylamide từ thức ăn đã làm tăng mối lo ngại các nguy cơ đối với acrylamide làm tang nguy cơ ung thư trên con người. những lo ngại này dựa trên khả năng đã biết về acrylamide gây ung thư và những đột biến di truyền trên chuột.

Trên động vật gặm nhấm, hàm lượng acrylamide cao đã cho thấy làm tăng nguy cơ gây các khối u ở hệ thần kinh, tuyến vú, tử cung, khoang miệng, màng bụng và tuyến giáp. Tuy nhiên, theo nguồn dữ liệu các chất gây ung thư có hơn 900 lần giữa liều gây ung thư 10% động vật gặm nhấm và con người phơi nhiễm acrylamide từ khẩu phần ăn trung bình hàng ngày.

Để đánh gia sâu hơn nguy cơ ung thư thực tế trên người liên quan với hấp thụ acrylamide từ thức ăn, các nhà nghiên cứu từ tất cả các nước trên thế giới đã thực hiện các nghiên cứu sâu sử dụng bộ câu hỏi về tần suất sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều thất bại để tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn hàng ngày chứa acrylamide và nguy cơ gây ra các loại ung thư.

Tuy nhiên, một số tranh luận đã chỉ ra rằng bộ câu hỏi tần suất sử dụng thức ăn là phương pháp không thật sự tốt để nói lên mức phơi nhiễm acrylamide thực tế.

Cuối cùng, một nghiên cứu năm 2008 sử dụng hàm lượng acrylamide trong máu sau khi điều chỉnh tình trạng hút thuốc cho thấy tăng 2,7 lần nguy cơ ung thư vú thể thụ estrogen dương khi tăng 10 lần hàm lượng acrylamide.

7 cách làm giảm phơi nhiễm Acrylamide trong thực phẩm

Một cơ thể khỏe mạnh sử dụng thực phẩm có nhiều chất chống oxi hóa và đa dạng dưỡng chất sẽ có khả năng miễn nhiễm phơi nhiễm acrylamide nhưng sẽ là khôn ngoan hơn nếu chúng ta giảm thiểu và tránh phơi nhiễm càng nhiều càng tốt những nguồn gây phơi nhiễm hàng đầu sau đây:

1. Loại bỏ khẩu phần khoai tây chiên và khoai tây lát mỏng

Đây là hai thủ phạm lớn nhất, hủy hoại sức khỏe bạn và hoàn toàn không có bất kỳ giá trị dinh dưỡng bổ sung nào, và dù sao đi nữa chúng cũng là các thực phẩm đáng vứt bỏ. Trong thực tế, khoai tây chiên khi chúng ta chế biến hôm nay, có thể là một thủ phạm nguy hiểm gây nên béo phì và là thức ăn có hại sức khỏe phổ biến hiện có.

2. Tránh chế biến các món nướng quá cháy

Giảm thời gian lò nướng xuống vài mức để bánh mì chỉ vừa chín. Nếu bạn nướng bánh mì bị cháy, hãy nạo bỏ phần cháy hoặc tốt hơn là vứt bỏ chúng.

Thực tế, nếu bạn quan tâm việc giảm cân thì dù sao đó cũng là lý do để cắt giảm bánh mì, ngay cả khi bạn không lưu tâm đến acrylamide.

Ngay cả khi bạn không nướng bánh mì, vỏ bánh cũng có khả năng chứa hàm lượng cao acrylamide và cũng sẽ là tốt khi loại lớp kẹp bánh xăng-uýt khi ăn.

3. Bảo quản khoai tây nơi thoáng mát và tránh ánh sáng nếu bạn có ý định chiên nướng

Bảo quản khoai tây nơi thoáng mát, tránh ánh sáng giúp ngăn sự hình thành quá nhiều đường đơn, tiền chất để hình thành acrylamide.

Ngâm nước và sấy khoai tây trước khi sử dụng cũng giúp loại bỏ một ít đường.

Nghiên cứu cho thấy đun sôi hay hấp khoai tây dường như không làm giảm acrylamide như nướng quay, chiên hay nướng lò. Dù sao đây cũng là một cách tốt hơn cho sức khỏe để nấu các loại củ, đặc biệt là hấp sẽ giữ được hầu hết chất dinh dưỡng.

4. Chọn loại cà phê ran nhẹ và vừa nghiền khi bạn muốn uống

Cà phê bột ran đen đã được chứng minh là có hàm lượng cao acrylamide. Ran nhẹ hơn có thể giảm được lượng acrylamide nhưng không thể tránh phơi nhiễm hoàn toàn.

Để tìm ra cách thay cà phê bằng một loại nước uống thay thế tốt cho sức khỏe, mà không có cafein gây đau đầu.

5. Bỏ thuốc lá

Có lẽ đây là một trong những cách ít dễ dàng để giảm acrylamide ăn phải trong danh sách này, nhưng thực tế vẫn cho thấy các chất độc hại này được tìm thấy khi hút thuốc lá (cùng với nhiều hóa chất độc hại khác, nhiều chất trong chúng thậm chí còn độc hại hơn)

Nếu bạn vẫn còn hút thuốc, các điểm khác trong danh sách này thậm chí còn quan trọng hơn khi mức phơi nhiễm acrylamide cao hơn, từ tất cả các nguồn đa dạng trong ngày, nguy cơ các tế bào trong cơ thể bạn đột biến ung thư cao hơn.

6. Cố gắng tránh ăn các thức ăn có màu nâu đậm hay thức ăn nấu quá chín

Đặc biệt nếu bạn đang nướng lò, nướng vĩ hay rán các loại thực phẩm giàu car-bon như khoai tây hay lúa mì, nên hạ nhiệt độ xuống một chút.

Thời gian nấu càng lâu và nhiệt độ nấu càng cao thì nguy cơ hình thành acrylamide càng cao.

7. Sử dụng N-acetyl-cysteine

Theo một số nghiên cứu trên động vật, bổ sung N-acetyl-cysteine sẽ giúp tăng thêm lượng chất chống oxi-hóa tự nhiên glutathione, tạo ra hiệu quả bảo vệ đặc biệt đối với acrylamide trong thực phẩm.

Nếu điều này là sự thật, thì việc ăn nó với các thực phẩm chiên nướng giàu tinh bột sẽ giúp giảm thiểu bất kỳ tác hại tìm ẩn nào.

Nhưng sự bảo vệ tốt nhất là cắt giảm các thực phẩm chế biến bằng chiên nướng và thay thế bằng các loại thực phẩm tốt hơn, như ăn nhiều rau quả hấp luột và các loại ngũ cốc, các loại hạt và trái cây.

Chúng ta đã biết rằng hầu hết các loại thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate đơn, đường, muối và chất béo bảo hòa sau là không tốt cho sức khỏe. Vấn đề acrylamide chỉ cho thấy rằng ngay cả khi chúng ít độc hại hơn và thì cũng làm cho chúng ta tăng cường ý thức để có cách ăn uống tốt cho sức khỏe hơn.

Thành tựu nổi bật từ các nhà nghiên cứu Thụy Điển

- Các nhà khoa học Thụy Điển đã nghiên cứu sử dụng enzyme asparaginase trong sản xuất bánh quy để ngăn chặn sự hình thành acrylamide trong quá trình chế biến.

- Trong sản xuất bánh bích quy, sự tạo thành màu vàng sau khi nướng là do các axit amin phản ứng với đường glucose tạo thành hợp chất có màu vàng nâu, gọi là phản ứng Maillard.

- Một axit amin trong bột mỳ tham gia rất mạnh vào phản ứng này là asparagin, chất này sẽ tạo thành acrylamide - một chất gây ung thư rất nguy hiểm.

Các nhà khoa học giải thích tác động của enzyme asparaginase trong việc giảm hình thành acrylamide là do sự thủy phân axit amin asparagin. Enzyme asparaginase sẽ xúc tác thủy phân axit amin asparagin thành axit aspartic và amoni, không cho asparagin tham gia phản ứng Maillard để hình thành acrylamide.

Việc bổ sung chế phẩm sinh học này không làm ảnh hưởng đến tính chất cảm quan của bánh bích quy vì vẫn còn những axit amin khác tham gia phản ứng Maillard để tạo màu vàng cho bánh mà không sinh ra các hợp chất gây ung thư như acrylamide.

Hiện nay tỷ lệ người mắc ung thư do các chất có trong thực phẩm ngày càng gia tăng. Việc ứng dụng thành tựu của nghiên cứu này vào sản xuất sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể nguy cơ ung thư từ thực phẩm cho người tiêu dùng.

TS.BS. Huỳnh Hồng Quang - Ths. Phạm Nho - Theo Viện sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm